Hà Nội phát hiện trường hợp mắc liên cầu lợn bị điếc đột ngột

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, trên địa bàn Hà Nội vừa ghi nhận 2 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn, đặc biệt trong đó có 1 trường hợp chưa xác định được nguồn lây.

Theo đó, trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nam (83 tuổi, ở quận Hà Đông) khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, đau đầu. Nam bệnh nhân này được được tới điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng sốt cao, cứng gáy, rối loạn ý thức, xét nghiệm cấy máu cho kết quả dương tính với liên cầu lợn (Streptococcus Suis). Qua điều tra dịch tễ, trước khi nhập viện 5 ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh tại đám cỗ ở Nam Định.

11.jpg
Một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đang được bác sĩ thăm khám

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nam (56 tuổi, ở huyện Ứng Hòa) khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao kèm theo cơn rét run.

Bệnh nhân được đưa tới điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn khan, điếc đột ngột, xét nghiệm nuôi cấy dịch não tủy dương tính với liên cầu lợn. Tuy nhiên qua điều tra dịch tễ cho thấy, gia đình không chăn nuôi heo, trong vòng 2 tuần trước khởi phát bệnh, bệnh nhân không ăn tiết canh heo, không tham gia giết mổ heo.

22.jpg
Phần lớn người bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh

Theo Bộ Y tế, vi khuẩn liên cầu lợn lây từ heo sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với heo mang vi khuẩn thông qua những vết thương nhỏ, hoặc trầy xước trên da trong quá trình giết mổ heo, chế biến thịt heo, hay ăn tiết canh, thịt heo chưa chế biến kỹ. Chưa có bằng chứng lây nhiễm liên cầu lợn từ người sang người. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh liên cầu lợn. Thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ, cho đến 2-3 ngày (tuy nhiên có trường hợp ủ bệnh có thể đến vài tuần). Ở người liên cầu khuẩn lợn gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp.

Tin cùng chuyên mục