Hà Nội là một trong hai thành phố ô nhiễm bụi nặng nề nhất Đông Nam Á

Tại Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Khi chất lượng không khí của Bắc Kinh đang ngày càng tốt hơn, Jakarta có nguy cơ sớm vượt qua thủ đô vốn nổi tiếng về ô nhiễm của Trung Quốc.

 

Theo các nhà khoa học, tuy phần nào giúp bảo vệ người sử dụng khỏi khói bụi, song việc đeo khẩu trang không giúp chống được bụi mịn độc hại - bụi PM2.5
Theo các nhà khoa học, tuy phần nào giúp bảo vệ người sử dụng khỏi khói bụi, song việc đeo khẩu trang không giúp chống được bụi mịn độc hại - bụi PM2.5

Ngày 6-3, tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đưa ra dữ liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm bụi (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Theo Báo cáo, tại khu vực Nam Á, có đến 18 thành phố ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh nằm trong danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Xếp hạng này bao gồm dữ liệu chưa từng công bố trước đây của hệ thống theo dõi cảm biến công cộng đầu tiên của Pakistan.

Tại Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Khi chất lượng không khí của Bắc Kinh đang ngày càng tốt hơn, Jakarta có nguy cơ sớm vượt qua thủ đô vốn nổi tiếng về ô nhiễm của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, nồng độ bụi trung bình tại các thành phố đã giảm 12% từ năm 2017 đến 2018. Bắc Kinh hiện là thành phố xếp hạng ô nhiễm thứ 122 trên thế giới năm 2018.

Các tổ chức thực hiện báo cáo nhận định, biến đổi khí hậu đang làm cho tác động của ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ hơn thông qua thay đổi điều kiện khí quyển và khuếch đại các đám cháy rừng. Ngoài ra, tác nhân chính của biến đổi khí hậu - đốt nhiên liệu hóa thạch - cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Do đó, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí.

Theo Giám đốc điều hành của Greenpeace Đông Nam Á, Yeb Sano, ngoài những thiệt hại về sức khoẻ của con người, ước tính thế giới còn thiệt hại 225 tỷ USD mỗi năm về sức lao động, và hàng nghìn tỷ USD cho chi phí y tế. Trong khi đó, Frank Hammes, Giám đốc điều hành IQAir, cho biết: “Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu năm 2018 dựa trên việc rà soát, tổng hợp và xác thực dữ liệu từ hàng chục ngàn trạm quan trắc chất lượng không khí trên toàn thế giới. Bất cứ có điện thoại di động đều có thể truy cập miễn phí vào dữ liệu này thông qua nền tảng AirVisual”.

Tin cùng chuyên mục