Ngày 28-3, hàng trăm tài xế Uber tập trung về trụ sở Công ty Grab Việt Nam ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, TPHCM để đăng ký đổi tài khoản (app). Trong khi đó, cũng có hàng ngàn tài xế vẫn hoạt động bình thường vì trước giờ họ đăng ký cả hai ứng dụng Uber và Grab.
Tài xế tự cứu mình
Ghi nhận ngày 28-3, tại trụ sở Công ty Grab trên đường Tô Hiến Thành (quận 10, TPHCM) rất đông tài xế mới đăng ký. Hầu hết đều là tài xế Uber qua đăng ký do nghe thông tin sắp tới Uber sẽ không còn ở Việt Nam. Không chỉ có tài xế Uber ô tô, nhiều tài xế Uber xe gắn máy hai bánh cũng đến đóng tiền mua đồ chuyển qua Grab. Anh Lê Văn Bình (sinh viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM) cho biết: “Trước đây, đăng ký Uber rất nhanh, rất dễ và không phải tốn bất kỳ khoản phí nào. Trong khi đó, đăng ký Grab thì phải đóng tiền đồng phục hơn 200.000 đồng (bao gồm 2 nón, áo thun và áo khoác) và nộp tiền vào tài khoản ít nhất 100.000 đồng”. Đáng nói, trước đó, đồng phục Grab phát miễn phí nhưng nay thu tiền! Bình cho biết sẽ qua Mai Linh chạy. Còn theo anh Sơn (tài xế Uber) đã có kinh nghiệm hơn 3 năm, hiện đang chạy với chiết khấu 23,6% (bao gồm tiền thuế) nhưng qua Grab bắt buộc phải đăng ký mới với chiết khấu lên đến 28,6% (bao gồm thuế). Trong khi đó, vì hầu hết tài xế chạy Uber ít nhiều đều vay ngân hàng để mua xe nên không còn cách nào khác phải “cắn răng chịu đựng” qua Grab chạy.
Trước thông tin Uber sáp nhập vào Grab có bị ảnh hưởng gì đến hoạt động không? Anh Nguyễn Cường Quốc, ngụ đường số 18 phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân (chạy dịch vụ Uber hơn 2 năm nay) cho biết, chắc chắn sẽ có xáo trộn đối với anh em chỉ đăng ký dịch vụ Uber. Nhưng đối với anh Quốc thì không ảnh hưởng gì vì anh đã đăng ký cả hai ứng dụng Uber và Grab, có chăng thu nhập giảm do Grab trừ phần trăm cao hơn. “Theo tôi được biết, hầu hết anh em chạy ô tô công nghệ chuyên nghiệp đều đăng ký 2 app, chỉ số ít mới dùng một app. Cái khó hiện nay là nhiều tài xế trước đây chạy cho Grab sau đó ngưng sử dụng và chuyển sang Uber, không biết khi quay trở lại với Grab có khó khăn gì không”, anh Quốc chia sẻ.
Tài xế tự cứu mình
Ghi nhận ngày 28-3, tại trụ sở Công ty Grab trên đường Tô Hiến Thành (quận 10, TPHCM) rất đông tài xế mới đăng ký. Hầu hết đều là tài xế Uber qua đăng ký do nghe thông tin sắp tới Uber sẽ không còn ở Việt Nam. Không chỉ có tài xế Uber ô tô, nhiều tài xế Uber xe gắn máy hai bánh cũng đến đóng tiền mua đồ chuyển qua Grab. Anh Lê Văn Bình (sinh viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM) cho biết: “Trước đây, đăng ký Uber rất nhanh, rất dễ và không phải tốn bất kỳ khoản phí nào. Trong khi đó, đăng ký Grab thì phải đóng tiền đồng phục hơn 200.000 đồng (bao gồm 2 nón, áo thun và áo khoác) và nộp tiền vào tài khoản ít nhất 100.000 đồng”. Đáng nói, trước đó, đồng phục Grab phát miễn phí nhưng nay thu tiền! Bình cho biết sẽ qua Mai Linh chạy. Còn theo anh Sơn (tài xế Uber) đã có kinh nghiệm hơn 3 năm, hiện đang chạy với chiết khấu 23,6% (bao gồm tiền thuế) nhưng qua Grab bắt buộc phải đăng ký mới với chiết khấu lên đến 28,6% (bao gồm thuế). Trong khi đó, vì hầu hết tài xế chạy Uber ít nhiều đều vay ngân hàng để mua xe nên không còn cách nào khác phải “cắn răng chịu đựng” qua Grab chạy.
Trước thông tin Uber sáp nhập vào Grab có bị ảnh hưởng gì đến hoạt động không? Anh Nguyễn Cường Quốc, ngụ đường số 18 phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân (chạy dịch vụ Uber hơn 2 năm nay) cho biết, chắc chắn sẽ có xáo trộn đối với anh em chỉ đăng ký dịch vụ Uber. Nhưng đối với anh Quốc thì không ảnh hưởng gì vì anh đã đăng ký cả hai ứng dụng Uber và Grab, có chăng thu nhập giảm do Grab trừ phần trăm cao hơn. “Theo tôi được biết, hầu hết anh em chạy ô tô công nghệ chuyên nghiệp đều đăng ký 2 app, chỉ số ít mới dùng một app. Cái khó hiện nay là nhiều tài xế trước đây chạy cho Grab sau đó ngưng sử dụng và chuyển sang Uber, không biết khi quay trở lại với Grab có khó khăn gì không”, anh Quốc chia sẻ.
Tài xế Nguyễn Văn Quang, ngụ đường Tân Hương phường Tân Quý, quận Tân Phú đang chạy Grabcar, cho rằng việc sáp nhập chỉ một đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ dẫn đến độc quyền, khi đó họ sẽ đưa ra nhiều điều khoản để áp tài xế như tăng mức thu chiết khấu. “Không còn lựa chọn nào khác, tài xế muốn “đủ sở hụi” buộc phải cày ngày cày đêm. Trong khi đó, trước giờ Uber trừ chiết khấu thấp hơn Grab và hành khách được khuyến mãi nhiều hơn, giá cước cũng thấp hơn”, anh Quang băn khoăn. Ngoài ra, chuyện phản ánh lên tổng đài Grab chỉ mang tính chất một chiều, không có sự phản hồi từ tài xế. Nếu như hành khách đó phản ánh sai sự thật thì bị khóa tài khoản, tùy theo mức độ mà tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn. Còn đối với Uber sẽ có tương tác giữa hành khách và tài xế. Uber một xe được chạy 2 tài xế và chỉ cần thông báo, nộp hồ sơ lý lịch là được chạy. Còn Grab thì một xe chỉ một tài xế, rất bất lợi cho tài xế.
Độc quyền!
Theo nhận định của các chuyên gia về giao thông, việc Uber không còn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng taxi truyền thống của Việt Nam phát triển, nhất là ứng dụng công nghệ vào vận hành quản lý nhằm hạ giá thành để cạnh tranh. Cụ thể, thời gian qua, Mai Linh đã đưa vào hoạt động Mai Linh Bike (xe ôm công nghệ) với hơn 10.000 tài khoản đăng ký chạy. Đại diện hãng taxi Mai Linh cho biết, 2 ngày qua, số lượng người đăng ký hợp tác với ứng dụng công nghệ với Mai Linh tăng đột biến. Đối với xe hai bánh Mai Linh thu chiết khấu 15%, đối với ô tô, tài xế đóng 12% - 15%, tùy theo trường hợp. Theo quy định của Bộ GTVT, khi tài xế đăng ký xe phải dán logo nhận diện thương hiệu của Mai Linh. Đối với xe khác màu thì công ty sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí sơn xe. Ngoài ra, các xe hợp tác sau khi có logo nhận diện thương hiệu sẽ đón được người đứng ngoài đường.
Đại diện truyền thông của Grab Việt Nam cho biết Uber sẽ không còn hoạt động tại Việt Nam trong 2 tuần tới và toàn bộ tài xế Uber được khuyến khích chuyển qua Grab nếu muốn. Grab cho biết sẽ đảm bảo việc chuyển giao được suôn sẻ, trong đó, các tài xế và người sử dụng của Uber có thể dễ dàng được tích hợp vào nền tảng ứng dụng của Grab. Tài xế của Uber ngay sau khi đồng ý tham gia được đảm bảo rằng mọi hoạt động đều diễn ra bình thường cho cả đối tác tài xế lẫn khách hàng, và vẫn nhận được những lợi ích và chương trình thưởng như các đối tác hiện tại của Grab.
Liệu có xảy ra tình trạng độc quyền “một mình một chợ” mà Grab nâng giá lên không? Một tài xế Grab lo lắng “miếng bánh chia thành nhiều phần”, nếu như ít xe mà nhiều khách thì giá đi cao hơn. Th.S Phạm Ngọc Công, chuyên gia về giao thông Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cho rằng: Nếu giả sử nhờ vị thế tạm thời độc quyền mà Grab có lợi nhuận cao thì sẽ kích thích các nhà đầu tư gia nhập ngành, khi đó cạnh tranh sẽ trở lại. Vấn đề là nhà nước phải đảm bảo điều kiện gia nhập lĩnh vực này dễ dàng. Nếu lợi dụng vị thế độc quyền mà Grab tăng phí thì người đi xe sẽ sử dụng phương tiện thay thế khác.
Độc quyền!
Theo nhận định của các chuyên gia về giao thông, việc Uber không còn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng taxi truyền thống của Việt Nam phát triển, nhất là ứng dụng công nghệ vào vận hành quản lý nhằm hạ giá thành để cạnh tranh. Cụ thể, thời gian qua, Mai Linh đã đưa vào hoạt động Mai Linh Bike (xe ôm công nghệ) với hơn 10.000 tài khoản đăng ký chạy. Đại diện hãng taxi Mai Linh cho biết, 2 ngày qua, số lượng người đăng ký hợp tác với ứng dụng công nghệ với Mai Linh tăng đột biến. Đối với xe hai bánh Mai Linh thu chiết khấu 15%, đối với ô tô, tài xế đóng 12% - 15%, tùy theo trường hợp. Theo quy định của Bộ GTVT, khi tài xế đăng ký xe phải dán logo nhận diện thương hiệu của Mai Linh. Đối với xe khác màu thì công ty sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí sơn xe. Ngoài ra, các xe hợp tác sau khi có logo nhận diện thương hiệu sẽ đón được người đứng ngoài đường.
Đại diện truyền thông của Grab Việt Nam cho biết Uber sẽ không còn hoạt động tại Việt Nam trong 2 tuần tới và toàn bộ tài xế Uber được khuyến khích chuyển qua Grab nếu muốn. Grab cho biết sẽ đảm bảo việc chuyển giao được suôn sẻ, trong đó, các tài xế và người sử dụng của Uber có thể dễ dàng được tích hợp vào nền tảng ứng dụng của Grab. Tài xế của Uber ngay sau khi đồng ý tham gia được đảm bảo rằng mọi hoạt động đều diễn ra bình thường cho cả đối tác tài xế lẫn khách hàng, và vẫn nhận được những lợi ích và chương trình thưởng như các đối tác hiện tại của Grab.
Liệu có xảy ra tình trạng độc quyền “một mình một chợ” mà Grab nâng giá lên không? Một tài xế Grab lo lắng “miếng bánh chia thành nhiều phần”, nếu như ít xe mà nhiều khách thì giá đi cao hơn. Th.S Phạm Ngọc Công, chuyên gia về giao thông Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cho rằng: Nếu giả sử nhờ vị thế tạm thời độc quyền mà Grab có lợi nhuận cao thì sẽ kích thích các nhà đầu tư gia nhập ngành, khi đó cạnh tranh sẽ trở lại. Vấn đề là nhà nước phải đảm bảo điều kiện gia nhập lĩnh vực này dễ dàng. Nếu lợi dụng vị thế độc quyền mà Grab tăng phí thì người đi xe sẽ sử dụng phương tiện thay thế khác.