Kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) ra quyết định áp dụng “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam (bắt đầu từ ngày 23-10-2017) đến nay đã hơn 3 tháng trôi qua. Cũng có nghĩa là chỉ còn gần 3 tháng nữa, tức là đến thời hạn ngày 23-4 sắp tới, nếu những khuyến nghị về chống đánh bắt cá trái phép, hải sản phải có nguồn gốc hợp pháp vẫn không đáp ứng được các yêu cầu mà EC nêu ra thì có thể dẫn tới việc cơ quan này rút tiếp “thẻ đỏ”. Có nghĩa là toàn bộ thủy sản Việt Nam sẽ không được xuất khẩu vào EU nữa. Và nếu phải nhận “thẻ đỏ” thì không chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sụt giảm mà uy tín của các mặt hàng thủy sản Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế, câu hỏi cấp bách đặt ra ngay từ bây giờ là các cơ quan chức năng của chúng ta đã và sẽ làm gì để tiến tới gỡ thẻ vàng cho thủy sản, mà cụ thể hơn là ngăn chặn triệt để tình trạng đánh cá trái phép ở các vùng biển nước ngoài…
Trong một hội nghị vừa tổ chức để bàn giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản, Bộ NN-PTNT thừa nhận tình trạng các tàu cá của chúng ta khai thác trái phép ở các vùng biển nước ngoài đã diễn ra từ nhiều năm nay. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, từ năm 2010 đến nay đã có 1.340 tàu cá với 11.028 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, đánh bắt hải sản trái phép bị bắt giữ, xử lý.
Theo đó, có 13 quốc gia đã bắt giữ tàu cá Việt Nam có hành vi đánh bắt hải sản trái phép và các địa phương có tàu vi phạm nhiều nhất là Kiên Giang, Quảng Ngãi, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bến Tre... Và kể từ khi EC rút “thẻ vàng” cảnh báo thì vẫn còn một số tàu cá của ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi vi phạm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng vi phạm còn diễn ra và tế nhị này. Trong đó, nguyên nhân chính là do nhiều chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân của chúng ta còn thiếu hiểu biết về ranh giới địa lý, biên giới trên biển của các nước trong khu vực. Thêm nữa, một số ngư trường của ta đã cạn kiệt nguồn lợi hải sản, trong khi các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát tàu cá đánh bắt xa bờ lại chưa chặt chẽ...
Để tìm ra các giải pháp ngăn chặn đánh bắt cá trái phép và gỡ “thẻ vàng” của EU, suốt 3 tháng qua, Bộ NN-PTNT cũng như Chính phủ đã triển khai nhiều nội dung liên quan. Vào ngày 13-12-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (gọi tắt là IUU). Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng đã ban hành “kế hoạch hành động” để gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản. Trong rất nhiều giải pháp thực thi như sửa đổi Luật Thủy sản theo hướng đáp ứng khuyến nghị của EC và phù hợp với các hiệp định quốc tế, thì công cụ mạnh tay nhất là mới đây Bộ NN-PTNT đã có văn bản yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển áp dụng hình thức xử phạt cao nhất đối với chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Tổng hợp danh sách các tàu cá vi phạm từ năm 2010 đến nay và sẽ ngừng cấp phép cho các tàu vi phạm theo chỉ thị của Thủ tướng. Riêng các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ngãi và Khánh Hòa để tàu cá tiếp tục vi phạm vùng biển nước ngoài sau ngày 23-10-2017 thì phải tổ chức kiểm điểm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, xử phạt tàu cá vi phạm chỉ là giải pháp tình thế. Theo các chuyên gia, cần phải triển khai giải pháp tổng thể gồm từ bảo vệ, tái tạo nguồn lợi hải sản đến trang bị các thiết bị vệ tinh, thông tin liên lạc để quản lý, giám sát tàu cá xa bờ một cách hiệu quả; hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến thủy sản; xử lý trách nhiệm cá nhân đứng đầu tại những địa phương không quyết liệt ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài…
Có một tín hiệu khả quan là Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Chính phủ sẽ phê duyệt đề án khai thác hải sản viễn dương, quy hoạch khai thác hải sản xa bờ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; thiết lập hệ thống kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu vào Việt Nam; vận hành cơ chế chứng nhận xuất xứ thủy sản khai thác trong nước. Triển khai sử dụng hiệu quả thiết bị theo dõi, giám sát tàu cá bằng thiết bị định vị vệ tinh (movimar) đối với 3.000 tàu cá và giám sát theo tổ đội đối với 10.000 tàu cá. Mục tiêu đặt ra là sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài, đầu tư xây dựng các trung tâm nghề cá lớn, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá… để tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp và bền vững cho bà con ngư dân.
Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt vẫn là phải mau chóng gỡ “thẻ vàng” bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn bà con không vi phạm các vùng biển nước ngoài; xử lý thật nghiêm các tàu cá cố tình vi phạm cũng như quy định trách nhiệm của người đứng đầu địa phương vẫn tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá khai thác ở vùng biển của nước khác.
Trong một hội nghị vừa tổ chức để bàn giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản, Bộ NN-PTNT thừa nhận tình trạng các tàu cá của chúng ta khai thác trái phép ở các vùng biển nước ngoài đã diễn ra từ nhiều năm nay. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, từ năm 2010 đến nay đã có 1.340 tàu cá với 11.028 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, đánh bắt hải sản trái phép bị bắt giữ, xử lý.
Theo đó, có 13 quốc gia đã bắt giữ tàu cá Việt Nam có hành vi đánh bắt hải sản trái phép và các địa phương có tàu vi phạm nhiều nhất là Kiên Giang, Quảng Ngãi, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bến Tre... Và kể từ khi EC rút “thẻ vàng” cảnh báo thì vẫn còn một số tàu cá của ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi vi phạm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng vi phạm còn diễn ra và tế nhị này. Trong đó, nguyên nhân chính là do nhiều chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân của chúng ta còn thiếu hiểu biết về ranh giới địa lý, biên giới trên biển của các nước trong khu vực. Thêm nữa, một số ngư trường của ta đã cạn kiệt nguồn lợi hải sản, trong khi các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát tàu cá đánh bắt xa bờ lại chưa chặt chẽ...
Để tìm ra các giải pháp ngăn chặn đánh bắt cá trái phép và gỡ “thẻ vàng” của EU, suốt 3 tháng qua, Bộ NN-PTNT cũng như Chính phủ đã triển khai nhiều nội dung liên quan. Vào ngày 13-12-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (gọi tắt là IUU). Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng đã ban hành “kế hoạch hành động” để gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản. Trong rất nhiều giải pháp thực thi như sửa đổi Luật Thủy sản theo hướng đáp ứng khuyến nghị của EC và phù hợp với các hiệp định quốc tế, thì công cụ mạnh tay nhất là mới đây Bộ NN-PTNT đã có văn bản yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển áp dụng hình thức xử phạt cao nhất đối với chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Tổng hợp danh sách các tàu cá vi phạm từ năm 2010 đến nay và sẽ ngừng cấp phép cho các tàu vi phạm theo chỉ thị của Thủ tướng. Riêng các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ngãi và Khánh Hòa để tàu cá tiếp tục vi phạm vùng biển nước ngoài sau ngày 23-10-2017 thì phải tổ chức kiểm điểm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, xử phạt tàu cá vi phạm chỉ là giải pháp tình thế. Theo các chuyên gia, cần phải triển khai giải pháp tổng thể gồm từ bảo vệ, tái tạo nguồn lợi hải sản đến trang bị các thiết bị vệ tinh, thông tin liên lạc để quản lý, giám sát tàu cá xa bờ một cách hiệu quả; hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến thủy sản; xử lý trách nhiệm cá nhân đứng đầu tại những địa phương không quyết liệt ngăn chặn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài…
Có một tín hiệu khả quan là Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Chính phủ sẽ phê duyệt đề án khai thác hải sản viễn dương, quy hoạch khai thác hải sản xa bờ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; thiết lập hệ thống kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu vào Việt Nam; vận hành cơ chế chứng nhận xuất xứ thủy sản khai thác trong nước. Triển khai sử dụng hiệu quả thiết bị theo dõi, giám sát tàu cá bằng thiết bị định vị vệ tinh (movimar) đối với 3.000 tàu cá và giám sát theo tổ đội đối với 10.000 tàu cá. Mục tiêu đặt ra là sẽ chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài, đầu tư xây dựng các trung tâm nghề cá lớn, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá… để tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp và bền vững cho bà con ngư dân.
Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt vẫn là phải mau chóng gỡ “thẻ vàng” bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn bà con không vi phạm các vùng biển nước ngoài; xử lý thật nghiêm các tàu cá cố tình vi phạm cũng như quy định trách nhiệm của người đứng đầu địa phương vẫn tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá khai thác ở vùng biển của nước khác.