Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, thiên nhiên tươi đẹp và con người có truyền thống thân thiện, hiếu khách. Đó là những lý do thu hút du khách nước ngoài đến Việt Nam tham quan và trải nghiệm. Thế nhưng thật đáng buồn khi những năm gần đây nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam đã “một đi không trở lại” vì gặp phải những chuyện khó chịu, bực tức, khốn khổ vì tình trạng người bán hàng rong chèo kéo, chặt chém du khách ở các điểm tham quan; giới taxi, xích lô chặt chém giá cước vận chuyển. Thậm chí có du khách còn bị móc túi, trấn lột, cướp giật tư trang, xâm hại.
Mới đây, ở TPHCM xảy ra vụ tài xế taxi dùng thủ đoạn tráo mệnh giá tiền để gian lận tiền của du khách. Tệ hại hơn, một tài xế taxi khác tại Hà Nội dùng thủ đoạn thối tiền âm phủ cho du khách. Sự việc nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người nước ngoài đã bày tỏ sự phẫn nộ với chiêu trò của những kẻ tham lam, gian xảo, lợi dụng sự lạ lẫm, bất đồng ngôn ngữ để lừa bịp du khách. Có người còn kêu gọi tẩy chay, không sang Việt Nam du lịch, dù thiên nhiên đất nước này quá tuyệt vời.
Đó không phải là chuyện nhỏ, không thể thờ ơ nghĩ rằng dư luận xôn xao, bực dọc vài ngày rồi sẽ quên. Bởi khi những lời chê bai, bực tức như vậy lan truyền trên mạng, có thể gây tổn hại nặng nề cho ngành du lịch. Những năm qua, ngành du lịch nước nhà và chính quyền nhiều địa phương đã rất nỗ lực để xây dựng hình ảnh đất nước - con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách, nhằm thu hút du khách tới tham quan.
Phục vụ du khách là “cần câu cơm”, vậy mà không ít đơn vị dịch vụ và cá nhân hưởng lợi bằng dịch vụ du lịch vẫn thiếu ý thức giữ gìn thương hiệu du lịch Việt Nam và thanh danh đất nước - con người Việt Nam, dùng nhiều chiêu trò chụp giật, chặt chém, lừa bịp, ăn xổi. Có những hành vi trấn lột du khách khá thô bạo: cố tình thảy lên vai du khách chiếc quang gánh, khi du khách gánh đi vài bước, lập tức bị đòi tiền dịch vụ; bán thức ăn cho du khách với giá trên trời; bám theo du khách từ trong điểm tham quan lên đến xe để chèo kéo du khách mua hàng dỏm với giá “cắt cổ”; chở du khách đi lòng vòng rồi tính giá cước đắt gấp cả chục lần… Vẫn biết đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng cũng đủ khiến hình ảnh du lịch nước nhà ngày càng xấu xí trong mắt du khách quốc tế, và sẽ là cản trở để du lịch có thể cất cánh.
Gây phiền hà, lừa bịp, trấn lột, xâm hại du khách, thực sự là vấn nạn đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam và chính quyền các địa phương phải có những biện pháp kiên quyết và hiệu quả để chấn chỉnh. Riêng TPHCM, đã thực hiện hàng loạt biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch thành phố, thu hút du khách tới tham quan. Lực lượng Thanh niên xung phong đảm nhận trực chốt tại các điểm tham quan để hướng dẫn, bảo vệ du khách và ngăn chặn tình trạng người bán hàng rong chèo kéo, chặt chém du khách. Thế nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Lực lượng thanh niên xung phong được phân công giữ gìn trật tự cho du khách tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (quận 3) nhưng nhiệm vụ của họ chỉ ở trước cổng, còn phía bên trong khuôn viên, những người bán hàng rong vẫn chèo kéo du khách, vì cách cổng chừng 50m là nằm ngoài phạm vi can thiệp của lực lượng này. Một điều mà nhiều du khách băn khoăn là TPHCM vẫn chưa có được một tổng đài với số điện thoại ngắn gọn, dễ nhớ kiểu số khẩn cấp để hỗ trợ du khách.
Khi đã để du khách gặp sự cố, bị phiền hà, bực tức, thì dù cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xử lý, cũng đã là chuyện rất đáng tiếc, vì với tốc độ truyền thông thông tin hiện nay, chỉ sau vài phút cả thế giới sẽ tường tận những chuyện không hay khi du khách đến Việt Nam. Vì vậy, việc giữ gìn truyền thống thân thiện, hiếu khách, chấn chỉnh vấn nạn gây phiền hà, lừa bịp, trấn lột, xâm hại du khách là vấn đề cần thiết và cấp bách để phát triển du lịch. Phải làm quyết liệt, thường xuyên, đi sâu vào việc nâng chất lượng các dịch vụ để giữ thiện cảm và bảo đảm sự thoải mái, an lành cho du khách. Cần chú trọng tuyên truyền, vận động trong đội ngũ những người hưởng lợi bằng dịch vụ du lịch về ứng xử văn hóa với du khách, và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn thanh danh đất nước - con người Việt Nam. Những hành vi xâm hại du khách phải bị xử lý pháp luật. Ngành du lịch và lực lượng cảnh sát nên có bộ phận phản ứng nhanh, hỗ trợ, ứng cứu ngay cho du khách khi nhận được thông tin qua đường dây nóng.
Mới đây, ở TPHCM xảy ra vụ tài xế taxi dùng thủ đoạn tráo mệnh giá tiền để gian lận tiền của du khách. Tệ hại hơn, một tài xế taxi khác tại Hà Nội dùng thủ đoạn thối tiền âm phủ cho du khách. Sự việc nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người nước ngoài đã bày tỏ sự phẫn nộ với chiêu trò của những kẻ tham lam, gian xảo, lợi dụng sự lạ lẫm, bất đồng ngôn ngữ để lừa bịp du khách. Có người còn kêu gọi tẩy chay, không sang Việt Nam du lịch, dù thiên nhiên đất nước này quá tuyệt vời.
Đó không phải là chuyện nhỏ, không thể thờ ơ nghĩ rằng dư luận xôn xao, bực dọc vài ngày rồi sẽ quên. Bởi khi những lời chê bai, bực tức như vậy lan truyền trên mạng, có thể gây tổn hại nặng nề cho ngành du lịch. Những năm qua, ngành du lịch nước nhà và chính quyền nhiều địa phương đã rất nỗ lực để xây dựng hình ảnh đất nước - con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách, nhằm thu hút du khách tới tham quan.
Phục vụ du khách là “cần câu cơm”, vậy mà không ít đơn vị dịch vụ và cá nhân hưởng lợi bằng dịch vụ du lịch vẫn thiếu ý thức giữ gìn thương hiệu du lịch Việt Nam và thanh danh đất nước - con người Việt Nam, dùng nhiều chiêu trò chụp giật, chặt chém, lừa bịp, ăn xổi. Có những hành vi trấn lột du khách khá thô bạo: cố tình thảy lên vai du khách chiếc quang gánh, khi du khách gánh đi vài bước, lập tức bị đòi tiền dịch vụ; bán thức ăn cho du khách với giá trên trời; bám theo du khách từ trong điểm tham quan lên đến xe để chèo kéo du khách mua hàng dỏm với giá “cắt cổ”; chở du khách đi lòng vòng rồi tính giá cước đắt gấp cả chục lần… Vẫn biết đó chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng cũng đủ khiến hình ảnh du lịch nước nhà ngày càng xấu xí trong mắt du khách quốc tế, và sẽ là cản trở để du lịch có thể cất cánh.
Gây phiền hà, lừa bịp, trấn lột, xâm hại du khách, thực sự là vấn nạn đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam và chính quyền các địa phương phải có những biện pháp kiên quyết và hiệu quả để chấn chỉnh. Riêng TPHCM, đã thực hiện hàng loạt biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch thành phố, thu hút du khách tới tham quan. Lực lượng Thanh niên xung phong đảm nhận trực chốt tại các điểm tham quan để hướng dẫn, bảo vệ du khách và ngăn chặn tình trạng người bán hàng rong chèo kéo, chặt chém du khách. Thế nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Lực lượng thanh niên xung phong được phân công giữ gìn trật tự cho du khách tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (quận 3) nhưng nhiệm vụ của họ chỉ ở trước cổng, còn phía bên trong khuôn viên, những người bán hàng rong vẫn chèo kéo du khách, vì cách cổng chừng 50m là nằm ngoài phạm vi can thiệp của lực lượng này. Một điều mà nhiều du khách băn khoăn là TPHCM vẫn chưa có được một tổng đài với số điện thoại ngắn gọn, dễ nhớ kiểu số khẩn cấp để hỗ trợ du khách.
Khi đã để du khách gặp sự cố, bị phiền hà, bực tức, thì dù cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xử lý, cũng đã là chuyện rất đáng tiếc, vì với tốc độ truyền thông thông tin hiện nay, chỉ sau vài phút cả thế giới sẽ tường tận những chuyện không hay khi du khách đến Việt Nam. Vì vậy, việc giữ gìn truyền thống thân thiện, hiếu khách, chấn chỉnh vấn nạn gây phiền hà, lừa bịp, trấn lột, xâm hại du khách là vấn đề cần thiết và cấp bách để phát triển du lịch. Phải làm quyết liệt, thường xuyên, đi sâu vào việc nâng chất lượng các dịch vụ để giữ thiện cảm và bảo đảm sự thoải mái, an lành cho du khách. Cần chú trọng tuyên truyền, vận động trong đội ngũ những người hưởng lợi bằng dịch vụ du lịch về ứng xử văn hóa với du khách, và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn thanh danh đất nước - con người Việt Nam. Những hành vi xâm hại du khách phải bị xử lý pháp luật. Ngành du lịch và lực lượng cảnh sát nên có bộ phận phản ứng nhanh, hỗ trợ, ứng cứu ngay cho du khách khi nhận được thông tin qua đường dây nóng.