Giọt mặn mòi của biển

Nói đến “ông tổ” của nghề nước mắm truyền thống thì đến nay vẫn chưa ai “giải mã” được, nhưng có một sự đồng nhất giữa các làng nghề là nước mắm đều được làm từ cá và muối, bằng cách lên men tự nhiên, không pha chế thêm bất kỳ chất phụ gia nào, có vị mặn, mùi thơm của cá và màu cánh gián hoặc màu vàng sáng.

Những ngày qua, nhóm PV Báo SGGP có mặt tại các làng nghề nước mắm truyền thống có lịch sử hàng trăm năm ở Nha Trang (Khánh Hòa), Gành Đỏ (Phú Yên), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Hải (Hải Phòng)…

Giọt mặn mòi của biển ảnh 1 Mỗi năm Phan Thiết sản xuất hơn 20 triệu lít nước mắm, hầu hết bán lại cho các công ty khác để pha chế thành phẩm. Ảnh: NGUYỄN TIẾN
 
Giọt mặn mòi của biển ảnh 2 Đảo “chượp” thường xuyên để cá ngấu đều. Ảnh: QUỐC KHÁNH
 
Giọt mặn mòi của biển ảnh 3 Làng nước mắm truyền thống ở thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: VĂN PHÚC
 
Giọt mặn mòi của biển ảnh 4 Ngư dân Nha Trang khai thác cá cơm dùng làm nguyên liệu nước mắm. Ảnh: VĂN NGỌC
Giọt mặn mòi của biển ảnh 5 Làm sạch ruốc trước khi ủ với muối ở làng nghề nước mắm Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: VĂN THẮNG
Giọt mặn mòi của biển ảnh 6 Nước mắm truyền thống cũng cần hiện đại hóa một số quy trình sản xuất. Ảnh: NGỌC OAI
 
Giọt mặn mòi của biển ảnh 7 Kiểm tra chất lượng nước mắm thủ công ở Cát Hải trước khi xuất xưởng. Ảnh: VĂN PHÚC
 
Giọt mặn mòi của biển ảnh 8 Ông Trần Ngọc Vinh, Chủ nhiệm Hội làng nghề nước mắm Nam Ô, Đà Nẵng, trước hàng ngàn lít nước mắm tồn kho. Ảnh: NGỌC PHÚC

Tin cùng chuyên mục