Giới đầu tư bớt e ngại tình hình chiến sự Syria

Ngày 16-4, thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều và tăng giá tích cực khi tình hình chiến sự tại Syria tạm lắng. Cùng ngày, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) bắt đầu họp khẩn cấp nhằm thảo luận về vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma, thuộc Đông Ghouta, Syria. Nga cam kết không can thiệp vào công việc của phái đoàn OPCW cử tới Syria nhằm điều tra vụ tấn công này.
Người dân Iraq tuần hành kêu gọi ngừng các hành động hủy hoại Syria
Người dân Iraq tuần hành kêu gọi ngừng các hành động hủy hoại Syria
Thị trường biến động
Các phiên tăng điểm xuất hiện tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Yếu tố chính chi phối các thị trường trong phiên giao dịch này là diễn biến tại khu vực Trung Đông, hiện là tâm điểm thu hút sự chú ý của mọi nhà đầu tư. Chốt phiên giao dịch ngày 16-4, tại thị trường giao dịch Tokyo, các chỉ số chứng khoán chủ chốt đồng loạt tăng điểm: chỉ số Nikkei 225 tăng 0,26% điểm, lên 21.835,53 điểm; chỉ số Topix tăng 0,4% điểm, lên 1.736,22. Tại Hàn Quốc, chỉ số tổng hợp KOSPI tăng 2,42 điểm (0,1%), lên 2.457,49 điểm. Được sự hỗ trợ của các mã chứng khoán thuộc các ngành nguyên vật liệu và năng lượng, chỉ số chứng khoán S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,21% điểm, lên 5.841,30 điểm. 
Phản ứng nói trên của thị trường chứng khoán cho thấy các nhà đầu tư đang dần thoát khỏi lo ngại về tình hình chiến sự tại Syria, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chiến dịch tại Syria đã kết thúc, trong khi quan hệ song phương giữa Nga và Mỹ chưa leo thang căng thẳng dù Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley ngày 15-4 cho biết Mỹ đang chuẩn bị những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Đây được xem là các yếu tố tiếp tục hỗ trợ thị trường chứng khoán châu Á. 
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, một loạt các chỉ số chứng khoán chủ chốt, giảm hơn 1% điểm, mức giảm mạnh nhất trong 3 tuần qua trong bối cảnh các nhà đầu tư đang lo ngại về tăng trưởng tín dụng chậm lại và các quy định siết chặt kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc dự kiến áp dụng vào cuối năm nay sẽ bắt đầu gia tăng áp lực lên các ngành kinh tế của nước này.
Phương Tây tính giải pháp chính trị lâu dài 
Cùng ngày, Chính phủ Pháp tiến hành cuộc thảo luận nhằm bày tỏ quan điểm về chiến dịch không kích do liên quân Mỹ, Anh, Pháp thực hiện nhằm vào các mục tiêu quân sự của Syria. Hiến pháp Pháp quy định rằng chính phủ phải thông báo cho Quốc hội quyết định tham chiến ở nước ngoài, muộn nhất là 3 ngày sau khi bắt đầu chiến dịch.
Cũng giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang đối mặt với nhiều chỉ trích trong nước, đặc biệt là từ quốc hội nước này, khi nhà lãnh đạo Pháp có hành động “tiền trảm hậu tấu”, không tham vấn với các nghị sĩ trước khi quyết định tham gia tấn công Syria. Trả lời phỏng vấn đài phát thanh BFM TV, RMC và trang tin tức trực tuyến Mediapart, Tổng thống Macron cho biết Pháp đang chuẩn bị một giải pháp chính trị cho phép thực hiện quá trình chuyển tiếp ở Syria. Liên minh sẵn sàng đối thoại với tất cả các bên, gồm cả Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, để mở đường cho tiến trình chuyển giao chính trị toàn diện tại Syria. 
Còn tại Syria, quân đội của Chính phủ Syria đang tiếp tục giành lại những vùng đất đã mất, đưa quân tới phía Nam thủ đô Damascus để tiêu diệt các phần tử của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng còn cố thủ tại đây sau khi giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Ghouta, ngoại ô Damascus.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Quan hệ Mỹ - Nga “tiến triển 3 bước”

Quan hệ Mỹ - Nga “tiến triển 3 bước”

Ngày 4-4, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp Nga kiêm đặc phái viên tổng thống, ông Kirill Dmitriev cho biết quan hệ Nga - Mỹ đã “tiến triển 3 bước” sau 2 ngày tham vấn tại Washington.

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong, Chủ tịch Khamtay Siphandone và các nhà lãnh đạo hai nước đã đặt nền móng vững chắc và hết lòng vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong sáng hiếm có trên thế giới.

Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ ở Myanmar: Đoàn cứu hộ Việt Nam đã bàn giao 17 thi thể cho các gia đình

Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ ở Myanmar: Đoàn cứu hộ Việt Nam đã bàn giao 17 thi thể cho các gia đình

Ngày 3-4, thông tin từ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (C07, Bộ Công an), trong ngày, đoàn cứu nạn cứu hộ Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ An ninh giảm nhẹ và Tái định cư Myanmar về tình hình trong những ngày qua, cũng như công tác cứu nạn tại hiện trường trong những ngày tới.

Các nước phản ứng thận trọng

Các nước phản ứng thận trọng

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới với hầu hết nền kinh tế trên thế giới, ngày 3-4, nhiều nước đã có phản ứng nhưng nhìn chung vẫn thận trọng và hướng tới việc đàm phán.

Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE). Đây là khẳng định của ông Vance trong một cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 3-4.

Malaysia tạm ngừng tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn

Malaysia tạm ngừng tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn

Ngày 3-4, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke Siew Fook cho biết, nước này đã tạm ngừng cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines, do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Dự kiến, hoạt động tìm kiếm sẽ được nối lại vào cuối năm nay.

Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á

Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á

Trong phiên giao dịch sáng 3-4, chỉ số chứng khoán Nikkei tại thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một loạt thuế quan đối ứng đối với các nước, bao gồm mức thuế 24% đối với hàng hóa Nhật Bản.

Tổng thống Trump quyết định “thuế chiết khẩu đối ứng” áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: BLOOMBERG

Chính sách thuế mới của ông Trump bị chỉ trích

Chiều 2-4, theo giờ Bờ Đông của Mỹ (rạng sáng 3-4 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Trump đã có bài phát biểu tại Vườn Hồng trong khuôn viên Nhà Trắng về quyết định “thuế chiết khẩu đối ứng” áp dụng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thành công vượt bậc trong chuyển đổi năng lượng sạch

Thành công vượt bậc trong chuyển đổi năng lượng sạch

Ngày 1-4, Công ty điện lực Helen đã chính thức cho ngừng hoạt động Nhà máy điện than Salmisaari tại Helsinki, góp phần đưa Phần Lan đến thành tựu loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng than trong vòng 10 năm - sớm hơn 4 năm so với dự kiến.

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.

Động đất 6,2 độ richter tại Nhật Bản

Động đất 6,2 độ richter tại Nhật Bản

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết ngày 2-4, một trận động đất có độ lớn 6,2 độ richter đã làm rung chuyển khu vực phía Đông Bắc của thành phố Nishinoomote, thuộc tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.

Nga và Mỹ tiếp tục đàm phán về Ukraine

Nga và Mỹ tiếp tục đàm phán về Ukraine

Tại cuộc họp báo ngày 2-4, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga “vẫn tiếp tục duy trì liên lạc với Mỹ” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, nếu các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra không đạt được tiến triển đáng kể.