Cơn mưa rừng ào xuống khu dự án kinhtế-quốc phòng (KTQP) Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông rầm rập. Nhữngdòng nước đan chặt vào nhau, quất qua, quất lại, làm cho đồi cà phê, vườn điềucủa khu người Mông vật vã như đang phải chịu một trận đòn roi dữ dội. Con đườngđất đỏ đến lớp 1A2 của trường Tiểu học Kim Đồng nổi nước. Hơn ba mươi em họcsinh dân tộc Mông vây chặt lấy cô giáo Nguyễn Thị Mến trong tiếng sấm sét nổ ầmầm như pháo kích. Từ ngoài nhìn vào, tôi ngỡ như thấy một bông hoa rừng đangchúm chúm nở trong trận mưa giữa đại ngàn Tây Nguyên, mà đài hoa là cô giáo Mến,còn cánh hoa là những em nhỏ…
Khi tình nguyện từ Thanh Hóa vào Tây Nguyêndạy học, ai cũng bảo Mến hâm. Không hâm sao lại rời bỏ quê hương với những conđường phẳng lì, làng quê trù phú, trường học khang trang để đâm đầu vào cái nơi“rừng thiêng, nước độc” này. Những cánh rừng hắt hiu, những con đường tuồn tuộtnhững ngày mưa khắc vào lòng người nỗi gian truân, buồn tẻ. Mến lặng lẽ vớinhững bữa ăn nhiều cá khô, ít rau xanh, thiếu nước và những buổi tối tiếng kẻngsinh hoạt của bộ đội đã muốn đi ngủ.
Lớp học mà Mến làm chủ nhiệm phải mượn hộitrường của Chỉ huy Đội 6. Ngày đầu làm quen, Mến nói với bọn trẻ rất nhiều. Họcsinh tròn xoe mắt. Chúng thì thầm với nhau bằng những câu nói dân tộc. Mến hỏi một em: “Dóa có muốn học giỏi không?”, cô bé Mông đứng dậy ngơ ngác, gãi đầuấp úng: “Ch…ư..chư.. p..âu”. “Em nói bằng tiếng phổ thông cô nghe nào”. “Chưpâu” – Vẫn âm thanh cộc lốc phát ra từ cái miệng chúm chím, e sợ. Mến hỏi thêmba, bốn học sinh nữa, chúng đều trả lời như vậy. Một em học sinh chừng 10 tuổiđứng dậy nói: “Chúng nó không biết cô nói đâu. “Chư pâu” là không biết à”. Côgiáo trẻ đan hai bàn tay vào nhau, người nóng ran. Mến hít thở, lắc đầu và buôngra một tiếng thở dài. Thì ra trong lớp học của cô đang tồn tại hai thứ “sinhngữ” – Tiếng phổ thông và tiếng Mông. Học sinh chưa biết tiếng phổ thông thì dạydỗ thế nào đây?
Đêm ấy, Mến không sao ngủ được. Lậtmình qua phải. Nghiêng mình sang trái. Cố ru giấc ngủ bằng những suy nghĩ bộnbề, nhưng con mắt cứ mở thao láo, khoan sâu cái nhìn vào không gian đen đặc. ỞĐắk Ngo, một số thầy, cô giáo đến đây đã bỏ đi. Có người thôi luôn nghề dạy học.Hay mình xin đi nơi khác? Có lẽ về quê hay vào TP. Hồ Chí Minh may ra xin đượcmột việc gì đó dễ chịu hơn? Nhưng lạ quá. Mỗi khi ý nghĩ ấy xuất hiện trong đầu,thì Mến lại như nhìn thấy những cặp mắt trẻ thơ mở to. Những đôi tay bé bỏng,mềm ấm của học sinh người Mông níu chặt lấy cô. Chúng như đồng thanh nói: “Xincô đừng đi. Chúng con cần cái chữ lắm. Người Mông cần cái chữ lắm”. Mến ôm mặt,lắc đầu. Thời gian như ngừng trôi…
Hồi mới về khu dự án KTQP, chỉ có khoảng30/1986 người Mông biết nói tiếng phổ thông. Ngay già làng Hạng Seo Vảng từnglàm chủ tịch một xã ở tỉnh Lào Cai cũng nói: “Bây giờ mình mất hết cái chính tảrồi. Viết không được đâu”, thì làm sao những người dân bình thường biết chữ? Bộđội Trung đoàn 720 (Binh đoàn 16) đến hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, chăm sóc câytrồng và thu hoạch mùa màng, người dân cứ lắc đầu: “Chư pâu”. Anh em phải ápdụng phương pháp “cầm tay, chỉ việc”, làm đi làm lại nhiều lần bà con mới hiểu.Những hình ảnh ấy cứ tràn vào suy nghĩ của Mến, níu kéo, dằn vặt. Bỏ Đắk Ngo màđi thì quá dễ. Còn ở lại dạy học thì... Những sợi dây thần kinh của Mến căng lênnhư dây đàn. Đêm sâu thăm thẳm. Mến rời giường ngủ. Cô đến góc nhà thắp nến rồingồi bệt xuống sàn, gò lưng soạn bài cho buổi lên lớp ngày mai.
Ba tháng đầu, Mến hầu như chỉ dạy học sinhbằng ký hiệu. Gương mặt biểu cảm với đôi mắt cười, đôi tay mềm mại, đôi chânnhún nhảy, cô múa lên thứ ngôn ngữ của lòng người. Thân hình mảnh mai của Mến,đôi khi lại giống một dáng cò đang bay lả lướt trên cánh đồng đầy hoa trái. Mếnnói. Mến cười. Hệt như một cô gái Mông múa hát theo tiếng khèn gọi bạn. Có lẽ,những diễn viên múa giỏi nhất cũng chỉ mềm mại, uyển chuyển và duyên dáng đếnthế là cùng. Phải có tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề lắm, cô mới có được những độngtác lôi cuốn đến như vậy. Dạy học sinh phát âm, đôi môi Mến lúc thì cong trònnhư miệng chén, khi thì hé nở như một nụ hoa, lúc lại mím chặt và mở bừng ra dàodạt. Cô giáo trẻ làm bật ra những tiếng “O, A, G, H, M…” từ những cái miệng chimnon của trẻ nhỏ. Học sinh chưa hiểu cách diễn đạt bằng ký hiệu, Mến cầm phấn vẽhình minh họa lên bảng. Và chiếc bảng đen trở thành một bức tranh tuyệt mỹ, sinhđộng, đầy ngôn ngữ của tình người.
Trong lớp của Mến có vài em học sinh lớntuổi bị lưu ban từ những năm trước nói được tiếng phổ thông. Cô nảy ra một ýnghĩ: sử dụng các em đó làm “phiên dịch”. Mến không dạy theo chương trình địnhsẵn, mà kết hợp vừa dạy học sinh nói tiếng phổ thông, vừa dạy chương trình lớpMột. Khi cô giáo giảng bài, các “phiên dịch” nói lại bằng tiếng Mông cho các bạnhiểu. Tiếng Phổ thông, tiếng Mông hòa quyện vào nhau, tạo ra những cung bậc lúcthăng, lúc trầm, khi lại thánh thót như tiếng suối Đắk Ngo đang chảy. Đến đoạnthăng hoa, nó rộn rã, dào dạt, quấn quýt như một bản giao hưởng cuồn cuộn chảyvào không gian và thời gian của Tây Nguyên.
Mến hòa mình vào hơi thở của núi rừng, vàonhịp sống giữa bản Mông. Con sông Chu và mảnh đất xứ Thanh đã từng chảy qua tuổithơ của Mến, giờ đây con suối Đắk Ngo và cuộc sống ở Tây Nguyên đang chảy vàođời cô. Không biết từ lúc nào, những con đường đất đỏ, những đồi cà phê, vườnđiều, mà da diết nhất là hình ảnh các em học sinh người Mông đã trở thành niềmsay mê, niềm hạnh phúc tràn đầy trong lòng Mến. Một ngày không nhìn thấy các em,một ngày không được cất tiếng giảng bài, Mến thấy bồi hồi, khát khao. Nhiềuthầy, cô giáo về Đắk Ngo thấy Mến như vậy, cũng yêu đất, yêu người và không nỡbỏ đi.
Một tuần. Hai tuần… Rồi hai tháng, batháng. Một buổi sáng khi mới bước vào lớp, Mến nghe học sinh đồng thanh nói:“Chúng con chào cô! Cô giáo hôm nay đẹp quá”. Mến ngơ ngác, đứng yên như bứctượng. Các em học sinh ùa cả lại. Chúng tranh nhau ôm lấy người cô giáo. Mến cảmthấy như mình bay lên. Nước mắt cô trào ra, nhưng nụ cười làm cây rừng cũng phảinghiêng ngả, ngất ngây. Đất trời như vỡ òa trong niềm hạnh phúc lớn lao của côtrò lớp 1A2. Mến muốn chạy ra các ngả đường, lội lên nương rẫy, rồi ngược xuốngcon suối Đắk Ngo hét toáng lên ngàn lần: “Học sinh của tôi biết nói tiếng phổthông rồi”. Nếu ai đã từng chứng kiến cảm giác trào dâng của người mẹ khi nghethấy đứa con bé bỏng của mình cất tiếng nói đầu tiên, thì cảm giác của Mến bâygiờ cũng vậy. Đây Chang Thị Lan, Vừ Văn Sự, kia Hạng Thị Thu, Lý Văn Dũng, VàngA Tủa… Chúng như những thiên thần bé nhỏ. Mới ngày nào thôi, cô giáo đối với cácem như một người xa lạ. Giờ đây, hình bóng ấy thân thương và gần gũi quá chừng.Đợi các bạn buông cô giáo ra, Thào Thị Ban chạy lại ôm lấy cổ cô ngập ngừng:“Cô..ơ..i cô. Con…c..on yêu cô”. Nói xong, cô bé bật khóc nức nở. Nó khóc nhưchưa bao giờ được khóc. “Ban ơi! Cô cũng yêu các con lắm” – Nước mắt hạnh phúccủa cô giáo trẻ tuôn ra như mưa…
Người Mông có câu: “Biết nói người ta yêu,biết cười người ta quý”. Tiếng nói, nụ cười của cô giáo Nguyễn Thị Mến không chỉlàm người dân bản Mông yêu quý, mà nó lan tỏa ra khắp khu dự án KTQP. Người Môngở đây còn truyền tai nhau chuyện cô giáo Mến đi xin cơm cho học sinh ăn, chuyệncô vận động những học sinh bỏ học trở lại lớp.
Vừ Văn Sự là con của một gia đình nghèo.Nhiều buổi đến lớp, em chẳng có hột cơm nào bỏ vào bụng. Một lần đang ngồi học,mắt của Sự hoa lên, chân tay run rẩy. Cậu bé gục mặt lên bàn. Cô giáo Mến cuốngcuồng thoa dầu, bế em về căn nhà mình đang ở. Người cậu bé không nóng, nhưng runbần bật. Gặng hỏi mãi, Sự mới trả lời cô giáo: “Con đói”. Trời đất. Mới trưaxong mà sao đã đói? Mến cầm bát chạy xuống bếp. Chẳng còn một hột cơm dính nồi.Cô tất tả sang những nhà bên cạnh. Cuối cùng Mến cũng mang được một bát cơm vềnhà. Nhìn thấy cơm, Vừ Văn Sự sáng mắt lên. Cậu bé kéo nhanh bát cơm vào miệng.“Ăn từ từ thôi con, kẻo nghẹn đấy”. Sự đưa ánh mắt đẫm lệ nhìn cô giáo…
Năm nào cũng vậy, Trường Kim Đồng luôn trăntrở vì không ít học sinh bỏ học giữa chừng. Cuộc sống còn nhiều thiếu thốn,khiến nương rẫy lôi tuột các em ra khỏi lớp. Học sinh lớn tuổi mắc cỡ với bạn bècũng bỏ học. Một số học sinh tuổi 13, 14 rời lớp trở thành những cô dâu, chú rểbất đắc dĩ và chẳng bao lâu đã cất “lời ru buồn” trên non cao. “Phải giúp các emthoát ra khỏi vòng xoáy cuộc đời” - Mến tự nhủ. Hễ có em học sinh nào vắng mặthai, ba buổi học là cô đi đến tận nhà để tìm hiểu, vận động các em đến lớp. Cónhà Mến đến cả chục lần. Em Chang Thị Lan đã bỏ học hơn chục ngày để lên rẫycùng bố mẹ. Cô giáo đến nhà khuyên nhủ, Lan không nghe. Em muốn đi học, nhưngthương cha mẹ vất vả lắm. Không nản. Chiều nào Mến cũng đi bộ đến nhà học sinh.Cô dạy chữ cho Lan tại nhà, kể cho em nghe chuyện về những tấm gương học sinhnghèo hiếu học, sau đã thành tài. Cô nói với bố mẹ Lan phải cho con học cái chữ,mới sáng cái đầu, ngày sau sẽ không bị đói nghèo nữa. Mến nhiệt tình đến nỗi bốem Lan phải nói với con: “Cô giáo thương mày quá rồi đấy, phải đi học thôi Lanà”. Hôm sau, Mến đã thấy Lan cắp sách tới trường.
Nghe chuyện cô giáo Mến, tôi lại nhớ đến cácthầy cô giáo đã dạy mình ngày xưa. Ngày đó các thầy cô nghèo lắm. Nghèo đến nỗichỉ có một, hoặc hai bộ quần áo lành để lên lớp. Thầy cô tôi cũng giống như cácthầy, cô giáo ở Đắk Ngo bây giờ. Với những bữa cơm “canh rau muống, cà dầmtương” đạm bạc, mà đã dạy dỗ chúng tôi nên người, sau này trở thành những kỹ sư,thạc sĩ, tiến sĩ và những sĩ quan quân đội. Thế mới biết, khi người thầy đã hếtlòng vì học sinh, yêu nghề đến cháy bỏng, thì chẳng có khó khăn, trở ngại nàolàm lung lay ý chí phấn đấu vì sự nghiệp trồng người của họ.
Mùa mưa năm 2009, tôi trở lại Đắk Ngo khilớp học của cô giáo Nguyễn Thị Mến sắp nghỉ hè. Năm nay lớp 1A2 có nhiều em đạtdanh hiệu học sinh giỏi, hơn 98% học sinh được lên lớp. Cách xa lớp cả 100m, tôiđã nghe tiếng học sinh đọc bài:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biểnlúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớmchiều…”
Chao ơi! Những âm thanh sao mà vang vọng, lảnhlót như khúc hát của núi rừng. Âm thanh ấy như khắc vào không gian, gõ vào thờigian và dội vào lòng tôi, rạo rực. Vẫn những lời nói như thơ. Vẫn thân hình mảnhmai như một cánh cò. Vẫn ánh mắt cười chứa chan tình người, tình yêu nghề. Côgiáo Nguyễn Thị Mến đang “gieo” chữ cho trẻ thơ, giống như người ta đang gieohạt trên cao nguyên màu mỡ này. Những con chữ ấy ngày càng sinh sôi, nẩy nở,tràn ngập trên những trang giấy học trò và giọng nói, tiếng cười, câu hát củacác em.
Đắk Ngo bước vào hè. Hoa phượng đỏ rực, hoacúc quỳ vàng xộm thi nhau nở. Đi trong khu dự án KTQP mà tôi cứ ngỡ như đi giữaHải Phòng, hay mơn man với chiều tím Đà Lạt. Tháng ba mới là mùa con ong đi lấymật, nhưng mùa này chúng vẫn bay dập dìu bên những cánh hoa, hệt như cô giáoNguyễn Thị Mến cùng các đồng nghiệp đang “gieo chữ” ở bản Mông vậy. Trong tiếngve sầu cưa hối hả vào không gian Tây Nguyên, tôi như thấy mảnh đất này đang căngrộng ra, trù phú, khát khao, mời gọi…
PHÚ HƯNG