Giáp tết, tăng cường rà soát hàng dỏm trên “chợ mạng”

Theo Cục Quản lý thị trường, năm 2024, đơn vị đã ra 4.846 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 93 tỷ đồng. Nhiều vụ vi phạm liên quan đến việc kinh doanh hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội…

Sáng 16-1, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong đó, các Đội QLTT thông tin sẽ tăng cường kiểm tra việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội giai đoạn cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Ông Nguyễn Ngọc Khánh Hùng, Phó Đội trưởng Đội QLTT 18 cho biết, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số đặt ra nhiều thách thức. Công tác giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp kinh doanh chân chính cần phải thực hiện quyết liệt hơn.

QLTT kiểm tra.jpg
Quản lý thị trường TPHCM kiểm tra một điểm kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo

Phương thức hoạt động phổ biến của các đối tượng buôn lậu, kinh doanh hàng giả chủ yếu livestream trên các sàn thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee…) hoặc mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…). Các điểm bán hàng thường không giới thiệu địa chỉ kinh doanh, khách mua chốt đơn trực tiếp hoặc thông qua Inbox (nhắn tin riêng) nên khó xác định danh tính.

Bên cạnh đó, các đối tượng kinh doanh trên mạng không bố trí địa điểm kinh doanh cố định; có tình trạng kinh doanh, lưu giữ hàng hóa ở các chung cư cao tầng; giao hàng tận nơi, thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản; sử dụng nhiều tài khoản khác nhau để kinh doanh…

Mr Ba.jpg
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM Trương Văn Ba phát biểu tại hội nghị

Có tình trạng các đối tượng thuê người quảng cáo, mua lượng người theo dõi và chốt đơn ảo nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Ông Trương Văn Ba, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM đánh giá, tình hình kinh doanh hàng hóa trên mạng internet ngày càng phổ biến, vi phạm cũng nhiều hơn.

Tin cùng chuyên mục