Số vụ cháy lớn tăng
Tuy nhiên, về tính chất phức tạp, mức độ thiệt hại vẫn diễn biến khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng cả về người lẫn tài sản (tổng số vụ cháy lớn tăng 11 vụ, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng tăng 8 vụ). Các vụ cháy đã làm chết 26 người, bị thương 44 người (tăng 17 người chết và 5 người bị thương), chủ yếu xảy ra tại nhà ở hộ gia đình hoặc nhà ở kết hợp kinh doanh; gây thiệt hại về tài sản khoảng 92,5 tỷ đồng. Quận Bình Tân là địa bàn xảy ra cháy nhiều nhất với 81 vụ; tuy nhiên, nơi xảy ra cháy phức tạp và gây thiệt hại nhiều nhất lại là quận 9 với 55/1.007 vụ, làm chết 4 người, bị thương 5 người và thiệt hại 40,5 tỷ đồng.
Cuối năm âm lịch, tình hình cháy nổ vẫn có những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân do sự biến đổi khí hậu và chuyển mùa từ mùa mưa sang mùa khô; đồng thời, đây là thời điểm cận tết, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tập trung sản xuất nhiều hàng hóa, vật tư thành phẩm để phục vụ nhu cầu mua sắm dịp tết, kéo theo nhu cầu sử dụng thiết bị điện ngày càng cao, kể cả trong sinh hoạt. Ngoài ra còn tình hình cháy cỏ, rác trong khu dân cư do người dân tự đốt để vệ sinh môi trường đón tết cũng là nguy cơ gây cháy lan, cháy lớn…
Qua kiểm tra của các đoàn trực thuộc Cảnh sát PCCC TPHCM cho thấy, nguyên nhân chính do một số người đứng đầu cơ sở, chính quyền địa phương, chủ hộ gia đình chưa nhận thức hết trách nhiệm của mình trong công tác PCCC, không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC, thiếu quan tâm việc tổ chức PCCC nên còn nhiều vi phạm. Nhiều đơn vị tự ý thay đổi công năng sử dụng của công trình nhưng không báo cho cơ quan PCCC, làm tăng nguy cơ xảy cháy. “Tại các khu dân cư, kể cả các chung cư cao tầng hiện đại, việc vi phạm các quy định an toàn PCCC trong quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt... rất phổ biến. Ở các đô thị, nhà ống mặt phố, nhà liền kề chỉ có lối thoát nạn duy nhất nhưng lại bị che chắn bởi hàng hóa nên khi xảy ra cháy, lối thoát nạn bị chặn mất, gây ra những cái chết thương tâm. Ở nhiều khu phố cổ, hẻm sâu hun hút lại nhỏ hẹp, khi xảy cháy gây rất nhiều khó khăn cho công tác thoát nạn và chữa cháy”, đại diện lãnh đạo Cảnh sát PCCC TP phân tích.
Củng cố lực lượng tại chỗ
Qua việc triển khai thực hiện và rà soát các quy định của pháp luật về PCCC - CNCH, Cảnh sát PCCC TP nhận thấy còn khá nhiều bất cập trong việc tổ chức thực hiện công tác này ở cơ sở. Đáng chú ý như quy định về áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động; việc hoàn trả, bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động chữa cháy; một số chung cư cao tầng chưa được nghiệm thu về PCCC, nhưng đã cho người dân vào sinh sống; nhiều hạng mục công trình không đảm bảo an toàn PCCC- CNCH vẫn được đưa vào sử dụng. Lực lượng PCCC tại chỗ tuy đã được trang bị phương tiện, bồi dưỡng về nghiệp vụ PCCC - CNCH nhưng ở nhiều nơi, hiệu quả tổ chức chữa cháy - CNCH ban đầu chưa tốt; đặc biệt, việc phát hiện báo cháy chậm và sử dụng phương tiện, thiết bị chữa cháy không hiệu quả khi xảy ra sự cố cháy nổ là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Theo khuyến cáo của Cảnh sát PCCC TPHCM, để hạn chế tình trạng cháy nổ, các cấp, ngành, đơn vị cơ sở cần tổ chức tốt hoạt động PCCC và CNCH tại chỗ, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC; thường xuyên và định kỳ tự kiểm tra an toàn PCCC; xây dựng và củng cố hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ; chuẩn bị phương án thoát nạn cho người và tài sản khi xảy ra cháy. Các hộ gia đình cần đảm bảo và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC; chuẩn bị các phương án thoát nạn và hướng dẫn các thành viên trong gia đình cùng biết; cẩn trọng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã…
Đặc biệt, tại các khu dân cư tập trung nhiều nhà lụp xụp, UBND địa phương cần nghiên cứu, tìm hiểu để nắm nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC; tổ chức thành lập và vận động nhân dân tham gia đội dân phòng và xây dựng các phương án chữa cháy; xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng, ngành (Cảnh sát PCCC, công an, điện lực, cấp nước, y tế...). Đối với khu vực có nguồn nước tự nhiên, phải xây dựng các bến lấy nước, hố ga lấy nước để phục vụ công tác chữa cháy…
Tuy nhiên, về tính chất phức tạp, mức độ thiệt hại vẫn diễn biến khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng cả về người lẫn tài sản (tổng số vụ cháy lớn tăng 11 vụ, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng tăng 8 vụ). Các vụ cháy đã làm chết 26 người, bị thương 44 người (tăng 17 người chết và 5 người bị thương), chủ yếu xảy ra tại nhà ở hộ gia đình hoặc nhà ở kết hợp kinh doanh; gây thiệt hại về tài sản khoảng 92,5 tỷ đồng. Quận Bình Tân là địa bàn xảy ra cháy nhiều nhất với 81 vụ; tuy nhiên, nơi xảy ra cháy phức tạp và gây thiệt hại nhiều nhất lại là quận 9 với 55/1.007 vụ, làm chết 4 người, bị thương 5 người và thiệt hại 40,5 tỷ đồng.
Cuối năm âm lịch, tình hình cháy nổ vẫn có những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân do sự biến đổi khí hậu và chuyển mùa từ mùa mưa sang mùa khô; đồng thời, đây là thời điểm cận tết, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tập trung sản xuất nhiều hàng hóa, vật tư thành phẩm để phục vụ nhu cầu mua sắm dịp tết, kéo theo nhu cầu sử dụng thiết bị điện ngày càng cao, kể cả trong sinh hoạt. Ngoài ra còn tình hình cháy cỏ, rác trong khu dân cư do người dân tự đốt để vệ sinh môi trường đón tết cũng là nguy cơ gây cháy lan, cháy lớn…
Qua kiểm tra của các đoàn trực thuộc Cảnh sát PCCC TPHCM cho thấy, nguyên nhân chính do một số người đứng đầu cơ sở, chính quyền địa phương, chủ hộ gia đình chưa nhận thức hết trách nhiệm của mình trong công tác PCCC, không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC, thiếu quan tâm việc tổ chức PCCC nên còn nhiều vi phạm. Nhiều đơn vị tự ý thay đổi công năng sử dụng của công trình nhưng không báo cho cơ quan PCCC, làm tăng nguy cơ xảy cháy. “Tại các khu dân cư, kể cả các chung cư cao tầng hiện đại, việc vi phạm các quy định an toàn PCCC trong quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt... rất phổ biến. Ở các đô thị, nhà ống mặt phố, nhà liền kề chỉ có lối thoát nạn duy nhất nhưng lại bị che chắn bởi hàng hóa nên khi xảy ra cháy, lối thoát nạn bị chặn mất, gây ra những cái chết thương tâm. Ở nhiều khu phố cổ, hẻm sâu hun hút lại nhỏ hẹp, khi xảy cháy gây rất nhiều khó khăn cho công tác thoát nạn và chữa cháy”, đại diện lãnh đạo Cảnh sát PCCC TP phân tích.
Củng cố lực lượng tại chỗ
Qua việc triển khai thực hiện và rà soát các quy định của pháp luật về PCCC - CNCH, Cảnh sát PCCC TP nhận thấy còn khá nhiều bất cập trong việc tổ chức thực hiện công tác này ở cơ sở. Đáng chú ý như quy định về áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động; việc hoàn trả, bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động chữa cháy; một số chung cư cao tầng chưa được nghiệm thu về PCCC, nhưng đã cho người dân vào sinh sống; nhiều hạng mục công trình không đảm bảo an toàn PCCC- CNCH vẫn được đưa vào sử dụng. Lực lượng PCCC tại chỗ tuy đã được trang bị phương tiện, bồi dưỡng về nghiệp vụ PCCC - CNCH nhưng ở nhiều nơi, hiệu quả tổ chức chữa cháy - CNCH ban đầu chưa tốt; đặc biệt, việc phát hiện báo cháy chậm và sử dụng phương tiện, thiết bị chữa cháy không hiệu quả khi xảy ra sự cố cháy nổ là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Theo khuyến cáo của Cảnh sát PCCC TPHCM, để hạn chế tình trạng cháy nổ, các cấp, ngành, đơn vị cơ sở cần tổ chức tốt hoạt động PCCC và CNCH tại chỗ, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC; thường xuyên và định kỳ tự kiểm tra an toàn PCCC; xây dựng và củng cố hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ; chuẩn bị phương án thoát nạn cho người và tài sản khi xảy ra cháy. Các hộ gia đình cần đảm bảo và duy trì các điều kiện an toàn về PCCC; chuẩn bị các phương án thoát nạn và hướng dẫn các thành viên trong gia đình cùng biết; cẩn trọng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã…
Đặc biệt, tại các khu dân cư tập trung nhiều nhà lụp xụp, UBND địa phương cần nghiên cứu, tìm hiểu để nắm nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC; tổ chức thành lập và vận động nhân dân tham gia đội dân phòng và xây dựng các phương án chữa cháy; xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng, ngành (Cảnh sát PCCC, công an, điện lực, cấp nước, y tế...). Đối với khu vực có nguồn nước tự nhiên, phải xây dựng các bến lấy nước, hố ga lấy nước để phục vụ công tác chữa cháy…