Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Giám đốc Trung tâm PHEOC Việt Nam, thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy dịch Ebola tái bùng phát tại Congo từ đầu tháng 4-2018, đến ngày 29-5 đã ghi nhận 58 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, trong đó có 27 trường hợp tử vong (tỷ lệ chết/mắc 47%). Có 35 trường hợp xác định, 23 trường hợp nghi ngờ, trong đó có 3 trường hợp là nhân viên y tế.
Hiện chưa có quốc gia nào khác ghi nhận trường hợp bệnh Ebola. Tuy nhiên, Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của WHO đã đánh giá dịch Ebola tại Congo đang ở mức 3, mức cao nhất ở cấp độ cảnh báo đối với quốc gia này, có nguy cơ cao lây truyền sang các nước lân cận. Dù vậy, WHO cũng cho biết hiện vẫn chưa đủ điều kiện công bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp mang tính toàn cầu.
Đối với Việt Nam, PHEOC Việt Nam nhận định trong thời gian tới, khả năng xâm nhập dịch bệnh Ebola từ Congo vào nước ta là thấp do dịch chủ yếu xảy ra tại khu vực hẻo lánh của Congo; giao lưu, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Congo không đáng kể. Tuy nhiên, không loại trừ có thể ghi nhận trường hợp bệnh Ebola về từ vùng có dịch vào nước ta.
Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh Ebola xâm nhập vào nước ta, PHEOC Việt Nam cho rằng cần đẩy mạnh triển khai giám sát tại cửa khẩu và tại các bệnh viện nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, đặc biệt là những người có tiền sử về từ vùng có dịch. Các bệnh viện tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, sẵn sàng khu vực cách ly thu dung, điều trị ngay cả khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc Ebola tại Việt Nam. Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp với WHO để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh do virus Ebola gây ra trên thế giới, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan để chia sẻ thông tin dịch bệnh, tình hình xuất nhập cảnh của hành khách về từ vùng có dịch.
Hiện chưa có quốc gia nào khác ghi nhận trường hợp bệnh Ebola. Tuy nhiên, Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của WHO đã đánh giá dịch Ebola tại Congo đang ở mức 3, mức cao nhất ở cấp độ cảnh báo đối với quốc gia này, có nguy cơ cao lây truyền sang các nước lân cận. Dù vậy, WHO cũng cho biết hiện vẫn chưa đủ điều kiện công bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp mang tính toàn cầu.
Đối với Việt Nam, PHEOC Việt Nam nhận định trong thời gian tới, khả năng xâm nhập dịch bệnh Ebola từ Congo vào nước ta là thấp do dịch chủ yếu xảy ra tại khu vực hẻo lánh của Congo; giao lưu, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Congo không đáng kể. Tuy nhiên, không loại trừ có thể ghi nhận trường hợp bệnh Ebola về từ vùng có dịch vào nước ta.
Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh Ebola xâm nhập vào nước ta, PHEOC Việt Nam cho rằng cần đẩy mạnh triển khai giám sát tại cửa khẩu và tại các bệnh viện nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, đặc biệt là những người có tiền sử về từ vùng có dịch. Các bệnh viện tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, sẵn sàng khu vực cách ly thu dung, điều trị ngay cả khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc Ebola tại Việt Nam. Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp với WHO để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh do virus Ebola gây ra trên thế giới, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan để chia sẻ thông tin dịch bệnh, tình hình xuất nhập cảnh của hành khách về từ vùng có dịch.