Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung tổng số vốn đăng ký “chảy” vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2017 là trên 1.670.000 tỷ đồng. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng là 720.800 người. Tính theo ngành nghề kinh doanh chính, trong 7 tháng năm 2017, có một tỷ lệ lớn (35,5%) tổng số doanh nghiệp thành lập mới đăng ký hoạt động trong ngành bán buôn, bán lẻ. Số còn lại tập trung vào các ngành xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác; doanh nghiệp dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác...
Tuy nhiên, vẫn cần phải nói thêm rằng, số liệu từ cơ quan thống kê quốc gia cho thấy, trong 7 tháng năm nay, có trên 6.600 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 2,9% so với cùng kỳ, chủ yếu là công ty quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lên tới gần 43.300 doanh nghiệp, tăng 19,5% so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là xấp xỉ 50.000 doanh nghiệp. Tính ra cứ mỗi ngày có tới gần 240 doanh nghiệp phải rời khỏi “sân chơi”, nghĩa là cứ hơn 3 doanh nghiệp thành lập mới thì có 2 doanh nghiệp phải bỏ cuộc.
Tuy nhiên, vẫn cần phải nói thêm rằng, số liệu từ cơ quan thống kê quốc gia cho thấy, trong 7 tháng năm nay, có trên 6.600 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 2,9% so với cùng kỳ, chủ yếu là công ty quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lên tới gần 43.300 doanh nghiệp, tăng 19,5% so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là xấp xỉ 50.000 doanh nghiệp. Tính ra cứ mỗi ngày có tới gần 240 doanh nghiệp phải rời khỏi “sân chơi”, nghĩa là cứ hơn 3 doanh nghiệp thành lập mới thì có 2 doanh nghiệp phải bỏ cuộc.
Bên lề Diễn đàn Kinh tế tư nhân diễn ra ngày 31-7, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho biết, tỷ lệ này so với các nước không quá cao, nhưng so với nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nơi cơ hội kinh doanh đang trong giai đoạn nảy nở, chứ chưa vào độ chín như các nền kinh tế phát triển, thì chưa cho thấy đà phát triển vững chắc. “Chúng ta cần nhiều doanh nghiệp hơn nữa, cần doanh nghiệp sống khỏe, sống lâu hơn nữa; nhất là những doanh nghiệp đầu tư lớn và bài bản vào những ngành sản xuất, kinh doanh cốt lõi”, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Đó là chưa kể số doanh nghiệp chỉ còn tồn tại trên giấy tờ, thường được ví von là “doanh nghiệp ma”. Số liệu công bố tại hội nghị sơ kết giai đoạn 1 tổng điều tra kinh tế năm 2017 trên địa bàn TPHCM hồi cuối tháng 7 vừa qua cho biết, đến cuối năm 2016 có 196.500 doanh nghiệp ở TPHCM đang hoạt động nhưng có đến hơn 1.620 doanh nghiệp “mất tích bí ẩn”. Bên cạnh đó, 115.000 doanh nghiệp khác có trong cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh vào đầu năm 2017 nhưng cơ quan thuế, thống kê hiện không… tìm thấy! Tại Hà Nội, ngày 30-7, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội cũng vừa “bóc gỡ” một đường dây “mua bán trái phép hóa đơn”. Các đối tượng trong vụ án mua lại pháp nhân của hàng loạt công ty không còn hoạt động kinh doanh để bán lại hóa đơn “khống”…
Bên cạnh những nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp, theo TS Nguyễn Đình Cung, việc cần làm hiện nay để nâng “chất” cho doanh nghiệp, xét cho cùng, là phải giảm chi phí kinh doanh trong tất cả các khâu (từ thành lập đến đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thậm chí là giải thể), tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển lớn mạnh.
Không thể không ghi nhận những nỗ lực hiện thực hóa cam kết xây dựng “Chính phủ kiến tạo” trong thời gian vừa qua. Tín hiệu mới nhất là ngay trước thềm Diễn đàn Kinh tế tư nhân, ngày 28-7, Văn phòng Chính phủ đã phát đi công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương làm đầu mối tập hợp kết quả rà soát các giấy phép kinh doanh mới nhất và đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật cụ thể. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Quyết định 1120/QĐ-TTg thành lập tổ tư vấn kinh tế gồm 15 chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước.
Người đứng đầu Chính phủ đã sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của xã hội và doanh nghiệp, một điều kiện cần trong nỗ lực bền bỉ “trồng cây doanh nghiệp” để đem lại quả ngọt cho cả cộng đồng. Nhưng hành trình chắc chắn còn nhiều chông gai, chừng nào tinh thần ấy còn chưa thấm xuống và lan tỏa đến từng công chức trong bộ máy quản lý nhà nước. Đó mới là điều kiện đủ để “cây doanh nghiệp” phát triển nhanh và bền vững!
Đó là chưa kể số doanh nghiệp chỉ còn tồn tại trên giấy tờ, thường được ví von là “doanh nghiệp ma”. Số liệu công bố tại hội nghị sơ kết giai đoạn 1 tổng điều tra kinh tế năm 2017 trên địa bàn TPHCM hồi cuối tháng 7 vừa qua cho biết, đến cuối năm 2016 có 196.500 doanh nghiệp ở TPHCM đang hoạt động nhưng có đến hơn 1.620 doanh nghiệp “mất tích bí ẩn”. Bên cạnh đó, 115.000 doanh nghiệp khác có trong cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh vào đầu năm 2017 nhưng cơ quan thuế, thống kê hiện không… tìm thấy! Tại Hà Nội, ngày 30-7, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội cũng vừa “bóc gỡ” một đường dây “mua bán trái phép hóa đơn”. Các đối tượng trong vụ án mua lại pháp nhân của hàng loạt công ty không còn hoạt động kinh doanh để bán lại hóa đơn “khống”…
Bên cạnh những nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp, theo TS Nguyễn Đình Cung, việc cần làm hiện nay để nâng “chất” cho doanh nghiệp, xét cho cùng, là phải giảm chi phí kinh doanh trong tất cả các khâu (từ thành lập đến đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thậm chí là giải thể), tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển lớn mạnh.
Không thể không ghi nhận những nỗ lực hiện thực hóa cam kết xây dựng “Chính phủ kiến tạo” trong thời gian vừa qua. Tín hiệu mới nhất là ngay trước thềm Diễn đàn Kinh tế tư nhân, ngày 28-7, Văn phòng Chính phủ đã phát đi công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương làm đầu mối tập hợp kết quả rà soát các giấy phép kinh doanh mới nhất và đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật cụ thể. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Quyết định 1120/QĐ-TTg thành lập tổ tư vấn kinh tế gồm 15 chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước.
Người đứng đầu Chính phủ đã sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của xã hội và doanh nghiệp, một điều kiện cần trong nỗ lực bền bỉ “trồng cây doanh nghiệp” để đem lại quả ngọt cho cả cộng đồng. Nhưng hành trình chắc chắn còn nhiều chông gai, chừng nào tinh thần ấy còn chưa thấm xuống và lan tỏa đến từng công chức trong bộ máy quản lý nhà nước. Đó mới là điều kiện đủ để “cây doanh nghiệp” phát triển nhanh và bền vững!