Giảm bớt trung gian

- Giá sách giáo khoa giảm 15% trong thời gian qua đã góp phần làm ổn định chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Hóa ra một lĩnh vực ảnh hưởng đến thu nhập của hàng triệu gia đình cũng đã có chuyển biến đáng mừng. Về việc này, ngôn từ chính thức gọi là “tái cấu trúc việc sản xuất”, vậy dễ hiểu hơn là gì?

- Dân tình khó mà biết chắc nội tình của một ngành quan trọng như giáo dục. Nhưng thông thường, nếu giảm được giá bán, sẽ phải giảm các khâu trung gian chỉ chuyên làm “thợ đụng”. Dù các khâu này không có vai trò gì rành mạch, nhưng lại “đội” giá thành tăng lên, dẫn tới giá bán ra thị trường mắc.

- Vậy nhìn từ sách giáo khoa, câu chuyện tương tự cho nhiều mặt hàng khác sẽ thế nào?

- Kinh doanh trong mỗi lĩnh vực đều có đặc thù riêng. Nhưng ở mình, trong thời gian dài, rất nhiều mặt hàng có giá bán tới tay người tiêu dùng gấp mấy lần khi rời ruộng vườn hoặc xuất xưởng. Thịt heo là một ví dụ. Tầm 5-7 khâu trung gian rớ vô con heo làm từ heo hơi đến miếng thịt ở chợ, siêu thị vọt giá cấp kỳ. Nông sản nói chung cũng thế. Dòm lạm phát đang có chiều hướng nhích lên trở lại, chỉ cần giá cả giữ ổn định là túi tiền của người tiêu dùng cũng đỡ bị teo.

- Đầu tư sâu để hiện đại hóa sản xuất cần nhiều thời gian. Nhưng để ổn định giá cả, góp phần ổn định mức sống, nên ưu tiên giảm bớt khâu trung gian.

Tin cùng chuyên mục