Giải pháp tăng cường hoạt động truyền thông tương tác đối với Bảo tàng Tôn Đức Thắng

Ngày 15-11, Bảo tàng Tôn Đức Thắng phối hợp cùng Khoa Truyền thông và Khoa Di sản Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa TPHCM tổ chức tọa đàm khoa học “Giải pháp tăng cường hoạt động truyền thông tương tác đối với Bảo tàng Tôn Đức Thắng”.

Buổi toạ đàm diễn ra tại hội trường Bảo tàng Tôn Đức Thắng.JPG
Tọa đàm khoa học “Giải pháp tăng cường hoạt động truyền thông tương tác đối với Bảo tàng Tôn Đức Thắng”

Bảo tàng Tôn Đức Thắng là bảo tàng đặc thù lưu niệm danh nhân Việt Nam, sở hữu nhiều tài liệu, hiện vật quý giá liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Vì thế, hoạt động thông tin của bảo tàng có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Khác với truyền thông một chiều truyền thống, truyền thông tương tác giúp thông tin được thể hiện trực quan và sinh động, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi giữa bảo tàng với khách tham quan. Nhờ đó, người xem có thể chủ động lựa chọn thông tin muốn tiếp nhận, đồng thời có những trải nghiệm sâu sắc hơn với các hiện vật trong bảo tàng.

ThS. Vũ Chi Mai - Giảng viên khoa Truyền thông, trường Đại học Văn hoá TPHCM trình bày tham luận “Truyền thông tương tác trong hoạt động bảo tàng_ Xu hướng và ứng dụng tại bảo tàng Tôn Đ.JPG
ThS. Vũ Chi Mai - Giảng viên khoa Truyền thông, Trường Đại học Văn hóa TPHCM trình bày tham luận “Truyền thông tương tác trong hoạt động bảo tàng: Xu hướng và ứng dụng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng”

Mở đầu tọa đàm, ThS. Vũ Chi Mai - Giảng viên khoa Truyền thông, Trường Đại học Văn hóa TPHCM trình bày tham luận “Truyền thông tương tác trong hoạt động bảo tàng: Xu hướng và ứng dụng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng”. Tham luận làm rõ tầm quan trọng của mạng xã hội và các hình thức truyền thông đa dạng trong việc truyền tải thông tin và thông điệp của bảo tàng, đồng thời chỉ ra những xu hướng truyền thông tương tác trong hoạt động bảo tàng. Theo đó, có thể kể đến một số hình thức truyền thông tương tác đã và đang được sử dụng hiệu quả tại các bảo tàng như: công nghệ thực tế ảo (VR), công nghệ thực tế tăng cường (AR), thực tế hỗn hợp (MR), game hóa hoạt động tiếp thị và truyền thông, nội dung do người dùng tạo ra (UGC), livestream,…

Anh Phạm Quang Vinh - Đại diện nhóm Truyền thông Zám chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt động truyền thông của bảo tàng Lịch sử.JPG
Anh Phạm Quang Vinh, đại diện nhóm Truyền thông Zám chia sẻ

Trong phần chia sẻ kinh nghiệm từ hoạt động truyền thông của Bảo tàng Lịch sử TPHCM, anh Phạm Quang Vinh, đại diện nhóm Truyền thông Zám, chia sẻ: “Việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động truyền thông tại bảo tàng thực chất không tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, cái khó nằm ở khâu ý tưởng và nội dung thực hiện. Yếu tố quan trọng nhất của hoạt động truyền thông chính là có được nội dung phù hợp”.

Ngoài ra, tọa đàm cũng đón nhận những chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ vào các trải nghiệm tham quan tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Theo chia sẻ từ bà Nguyễn Thị Mai Sương, đại diện Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, trong thời gian qua, bảo tàng đã sử dụng một số công nghệ đặc biệt như: quạt chạy đèn led, màn hình mô phỏng 3D, công nghệ quét mã QR, loa mô phỏng âm thanh,...

Bà Nguyễn Thị Thu Sương - Đại diện Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trình bày một số công nghệ được ứng dụng tại bảo tàng .JPG
Bà Nguyễn Thị Mai Sương, đại diện Bảo tàng Chứng tích chiến tranh chia sẻ

Tin cùng chuyên mục