Theo ThS. Phạm Ngọc Tuấn- Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản), hiện nay, hầu hết các tàu khai thác hải sản bảo quản sản phẩm đánh bắt bằng nước đá lạnh, nhiệt độ của cá thường dao động từ 0°-5°C, thời gian bảo quản không quá 10 ngày. Đá sử dụng hầu hết là đá xay, chất lượng vệ sinh thấp và độ lạnh chưa sâu, thời gian bảo quản ngắn. Trong khi đó, ngư trường ven bờ ngày càng cạn kiệt, ngư dân phải mở rộng khai thác xa bờ làm thời gian chuyến biển bị kéo dài từ 45-60 ngày, dẫn đến trữ đá không đủ, da cá bị bóc vẩy tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập vào thịt cá.
Hiện tại nghề lưới kéo vẫn là nghề phổ biến ở Việt Nam, việc hạn chế đi đến cấm hẳn nghề lưới kéo là không khả thi, thay đổi công nghệ khai thác lưới kéo đáy sang nghề lưới kéo đơn trung tầng sàn dốc. Việc sử dụng lưới kéo đuôi, sàn dốc sẽ giảm lao động từ 50%-60% so với nghề kéo thu dây và lưới trước mũi.
Qua những phân tích, ông Tuấn kết luận: “Có thể nhận thấy cơ cấu nghề chưa ổn định, nghề lưới kéo quá nhiều. Năng suất khai thác ngày càng tăng nhưng chi phí cũng rất cao, tổn thất sau khai thác ngày càng lớn do hạn chế trong công nghệ bảo quản, ứng dụng khoa học công nghệ chưa đồng bộ, dịch chuyển lao động chất lượng cao ra khỏi ngành kỹ thuật, vốn đầu tư cho khoa học công nghệ cao”. |
Ngoài ra, các thiết bị nâng cao năng suất khai thác giảm thiểu chi phí nhiên liệu như ứng dụng đèn LED cho tàu lưới vây kết hợp ánh sáng, ứng dụng rạn nhân tạo nhằm phục hồi và bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ, máy dò đứng kỹ thuật số…
Ông Kim Văn Tiêu- Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nói: “Trong những năm qua, bộ NN-PTNT rất quan tâm xây dựng mô hình. Rõ ràng ngư dân khai thác được cá thì phải bảo quản tốt mà hiện nay Trung tâm đang triển khai dùng hầm PU, tăng chất lượng bảo quản, ứng dụng các thiết bị hiện đại để nâng cao khai thác hiệu quả”.
Do vậy, các trung tâm khuyến nông tỉnh, thành cần có giải pháp để triển khai nhân rộng các thiết bị công nghệ theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, phấn đấu 1 chủ tàu làm, 1.000 chủ tàu khác biết và 100 chủ tàu làm theo.
Ông Tiêu cho biết thêm: “Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang chỉ đạo tích cực phát triển hướng ra biển, mạnh từ biển, không chỉ lắp thiết bị hiện đại, ngư dân phải giảm nhân công kao động, bảo quản sản phẩm sau khai thác tốt nhất. Đến năm 2030, giảm tỷ lệ tổn thất sau khai thác xuống còn 15%. Ngoài ra, Bộ NN-PTNT đang xây dựng các mô hình nuôi lồng, tổ chức liên kết theo chuỗi, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu thị trường”.