Nội dung |
LTS: Những năm gần đây, với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, các tổ chức, cá nhân tham gia ngày càng nhiều vào lĩnh vực giáo dục. Một mặt, sự xuất hiện của hệ thống các trường ngoài công lập đã giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước; mặt khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy quá trình hội nhập. Tuy nhiên, thực tế hoạt động đã xuất hiện nhiều hiện tượng vi phạm quy định pháp luật, lập lờ giữa các chương trình đào tạo, học phí không tương xứng với chất lượng, gây ảnh hưởng quyền lợi học sinh. |
"Việc đặt tên trường được quy định rõ trong điều lệ trường của các cấp học và Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Theo đó, tên trường phải bao gồm các yếu tố cấu thành, được sắp xếp theo trật tự “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và “tên riêng”, không vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam. Khi xem xét hồ sơ thành lập trường, tùy theo cấp học, UBND cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý tương ứng) sẽ căn cứ hồ sơ và đề nghị của cơ sở giáo dục để ra quyết định theo quy định. Nếu tên trường trong quyết định cho phép thành lập không có chữ “quốc tế” mà trường tự thêm vào là trường đã thực hiện sai quy định" - Ông PHẠM QUANG HƯNG - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT |
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết hiện nay trong tất cả văn bản quy định pháp luật không có tên gọi “trường quốc tế” mà chỉ là “trường có yếu tố nước ngoài”.
Ở TPHCM có 21 trường “có yếu tố nước ngoài” đang hoạt động, gồm trường do tổ chức nước ngoài thành lập, giảng dạy chương trình nước ngoài dành cho con em người nước ngoài (trường của các đại sứ quán mở ở Việt Nam để dạy cho con em cán bộ ngoại giao); trường có vốn đầu tư nước ngoài dành cho con em người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam và một bộ phận (không quá 50%) học sinh người Việt Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Hiếu, phụ huynh hiện nay đang có xu hướng nhầm lẫn giữa trường dạy chương trình quốc tế và trường có yếu tố nước ngoài, nhưng trên thực tế không phải trường tư thục nào giảng dạy chương trình quốc tế, cũng là trường có vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, trong tất cả quy định đặt tên trường hiện nay, không có điều luật nào cấm các trường sử dụng hai chữ “quốc tế” trong tên gọi; vì vậy, không có cơ sở pháp lý khẳng định trường đạt chuẩn quốc tế hay không.
Theo các chuyên gia giáo dục, cách hiểu phổ biến nhất về “trường quốc tế” hiện nay là trường có chuẩn đầu ra có thể chuyển tiếp học sinh tại Việt Nam tiếp tục theo học các bậc học cao hơn ở nước ngoài. Để đạt được yêu cầu đó, các trường phải có đội ngũ giáo viên và học sinh đa quốc gia, đa ngôn ngữ, chương trình giáo dục được các tổ chức quốc tế công nhận. Tuy nhiên, do chưa được quy định một cách cụ thể và rõ ràng trong luật (Luật Giáo dục 2019 chỉ công nhận 3 loại hình trường gồm: công lập, tư thục và dân lập) nên nhiều đơn vị tư thục đã lợi dụng tên gọi này với mục tiêu trục lợi, nâng cấp hình ảnh, tăng thêm sự chú ý và thu hút học sinh. Vì vậy, lời khuyên chung cho các bậc phụ huynh là không nên chạy theo mác “quốc tế” mà hãy cân nhắc, tìm hiểu kỹ môi trường, chương trình giáo dục, cũng như chuẩn đầu ra của học sinh trước khi lựa chọn môi trường học tập phù hợp cho con em; tránh xảy ra tình trạng “tiền mất, tật mang” hoặc kiện tụng kéo dài, gây ảnh hưởng quyền lợi học sinh.
Người đưa đón học sinh trường Gateway mời luật sưNgày 20-8, thông tin mới nhất liên quan tới sự việc học sinh trường Gateway tử vong trên xe đưa đón hôm 6-8, người đưa đón học sinh là bà Nguyễn Bích Quy đã có đơn mời luật sư tham gia cùng mình trong các giai đoạn tố tụng tại cơ quan điều tra. Theo đó, đơn vị luật sư được bà Nguyễn Bích Quy mời là Văn phòng luật sư Thành Sơn và Cộng sự. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn cho biết, trong đơn gửi văn phòng, bà Quy nhờ tư vấn và tham gia các giai đoạn tố tụng tại cơ quan điều tra, bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình tại cơ quan tố tụng. Cùng ngày, bà Quy và đại diện văn phòng luật sư đã có buổi làm việc với cơ quan điều tra Công an quận Cầu Giấy về các thủ tục liên quan. Theo ông Sơn, bà Nguyễn Bích Quy vẫn tiếp tục làm việc với cơ quan điều tra, khi cần trợ giúp về pháp lý, văn phòng luật sư Thành Sơn và Cộng sự sẽ trợ giúp. Trước đó, liên quan tới sự việc, mạng xã hội xôn xao thông tin lái xe Doãn Quý Phiến (tài xế trong vụ cháu bé học trường Gateway tử vong) chết bất thường, gây ra nhiều đồn đoán khác nhau. Lãnh đạo Công an quận Cầu Giấy đã lên tiếng khẳng định, chưa có thông tin lái xe trường Gateway tự tử cũng như việc khởi tố bị can hay lệnh tạm giam đối với lái xe. GIA KHÁNH |