Sau 9 ngày khẩn trương tìm kiếm cả ngày lẫn đêm, khuya 2-7, lực lượng cứu hộ quốc tế đã tiếp cận được 13 thành viên đội bóng nhí Wild Board mất tích trong hang động Tham Luang Nang Non ở tỉnh Chang Rai, Thái Lan. Cả đất nước Thái Lan và thân nhân các em đều thở phào nhẹ nhõm, tuy nhiên việc tìm thấy mới chỉ là bước đầu, giai đoạn tiếp theo sẽ còn khó khăn và mất nhiều thời gian hơn nữa.
Khó khăn chất chồng
Người phát ngôn Cảnh sát hoàng gia Thái Lan cho biết, các thợ lặn đang chuẩn bị dạy các thành viên đội bóng cách lặn để ra ngoài. Lực lượng cứu hộ cũng có kế hoạch cung cấp cho đội bóng một lượng thức ăn có thể ăn trong 4 tháng. Không khí sạch cũng sẽ được bơm vào hang động cho các thành viên đội bóng dễ thở hơn trong thời gian chờ giải cứu ra ngoài.
Chuyên gia lặn cứu hộ Anmar Mirza, thành viên Ủy ban Lặn cứu hộ Quốc gia Mỹ, phân tích: “Rủi ro lớn nhất là đối với chính lũ trẻ. Lặn trong hang là thử thách, thậm chí cả với những thợ lặn dày dặn kinh nghiệm. Vậy mà giờ lại để những đứa trẻ không một chút kinh nghiệm hay hiểu biết về lặn phải làm điều đó, khi mà chúng chỉ biết trông cậy vào thiết bị thở. Nếu tụi nhỏ không may bỏ thiết bị thở trong 1-2 phút thôi thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.
Ông Butch Hendrick - một thợ lặn kỳ cựu nhận định, sẽ phải cần nhiều giờ để đưa một người từ nơi ẩn náu trong hang động ra ngoài: “Phải chắc chắn giải cứu thành công một thành viên, trước khi bắt đầu giải cứu một thành viên khác, vì nếu có vấn đề bất ngờ gì xảy ra, họ có thể sẽ phải quay lại giữa chừng. Có thể sẽ mất nhiều giờ mới giải cứu thành công một thành viên”. Có nhiều bước mà lực lượng cứu hộ phải tuân thủ trước khi đưa các thành viên đội bóng ra ngoài: Kiểm tra điều kiện sức khỏe các thành viên để xác định sẽ đưa ai ra ngoài trước; có phương án cung cấp ôxy nếu thành viên đội bóng không thể bơi; sẽ cần từ 2-3 người hỗ trợ một thành viên ra ngoài.
Theo các chuyên gia, đội bóng có thể thoát ra ngoài qua một số con đường: Lặn theo lối ra cửa hang, thoát ra theo khe núi nhân tạo do đội cứu hộ mới khoan, hoặc chờ nước rút hẳn. Tuy nhiên cả 3 cách này đều không hề dễ dàng. Ông Peter Wolf, Giám đốc của Tổ chức Cave Divers Association tại Australia, cho biết phương án tốt nhất và an toàn nhất hiện nay là chờ đợi đến khi đội bóng hoàn toàn ổn định trong môi trường hiện tại trước khi quyết định di chuyển họ. “Cần giữ cơ thể ấm áp, khô ráo và ổn định thân nhiệt trong môi trường này”, ông Peter Wolf nói.
Chủ tịch tỉnh Chiang Rai Narongsak Osottanakorn cho biết: “Trong cấp cứu có 3 mức độ đỏ, vàng và xanh. Trong đó, mức đỏ là nghiêm trọng nhất, còn xanh là nhẹ nhất. Hầu hết các thành viên trong đội bóng đều được xếp vào mức xanh”. Các nhân viên y tế tại hiện trường sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của đội bóng nhí và huấn luyện viên gặp nạn. Chỉ huy lực lượng SEAL Thái Lan, Thiếu tướng Arpakorn Yookongkaew, xác nhận việc lặn ra ngoài tới chỗ an toàn là một trong những lựa chọn đang được xem xét. Ông khẳng định, nếu biện pháp này được triển khai, họ phải chắc chắn nó sẽ thành công và phải có một cuộc diễn tập để đảm bảo 100% an toàn. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan Anupong Paojinda cho rằng, nỗ lực giải cứu sẽ được thực hiện vào ngày 4-7 hoặc sau đó, trước khi đợt mưa mới kéo tới. Ông nói: “Dự báo sẽ có mưa vào vài ngày tới, hoạt động sơ tán phải được đẩy nhanh. Các thiết bị lặn sẽ được sử dụng. Nếu nước dâng cao hơn, nhiệm vụ sẽ khó khăn. Chúng ta phải đưa bọn trẻ ra trước khi điều đó xảy đến”.
Người phát ngôn Cảnh sát hoàng gia Thái Lan cho biết, các thợ lặn đang chuẩn bị dạy các thành viên đội bóng cách lặn để ra ngoài. Lực lượng cứu hộ cũng có kế hoạch cung cấp cho đội bóng một lượng thức ăn có thể ăn trong 4 tháng. Không khí sạch cũng sẽ được bơm vào hang động cho các thành viên đội bóng dễ thở hơn trong thời gian chờ giải cứu ra ngoài.
Chuyên gia lặn cứu hộ Anmar Mirza, thành viên Ủy ban Lặn cứu hộ Quốc gia Mỹ, phân tích: “Rủi ro lớn nhất là đối với chính lũ trẻ. Lặn trong hang là thử thách, thậm chí cả với những thợ lặn dày dặn kinh nghiệm. Vậy mà giờ lại để những đứa trẻ không một chút kinh nghiệm hay hiểu biết về lặn phải làm điều đó, khi mà chúng chỉ biết trông cậy vào thiết bị thở. Nếu tụi nhỏ không may bỏ thiết bị thở trong 1-2 phút thôi thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.
Ông Butch Hendrick - một thợ lặn kỳ cựu nhận định, sẽ phải cần nhiều giờ để đưa một người từ nơi ẩn náu trong hang động ra ngoài: “Phải chắc chắn giải cứu thành công một thành viên, trước khi bắt đầu giải cứu một thành viên khác, vì nếu có vấn đề bất ngờ gì xảy ra, họ có thể sẽ phải quay lại giữa chừng. Có thể sẽ mất nhiều giờ mới giải cứu thành công một thành viên”. Có nhiều bước mà lực lượng cứu hộ phải tuân thủ trước khi đưa các thành viên đội bóng ra ngoài: Kiểm tra điều kiện sức khỏe các thành viên để xác định sẽ đưa ai ra ngoài trước; có phương án cung cấp ôxy nếu thành viên đội bóng không thể bơi; sẽ cần từ 2-3 người hỗ trợ một thành viên ra ngoài.
Theo các chuyên gia, đội bóng có thể thoát ra ngoài qua một số con đường: Lặn theo lối ra cửa hang, thoát ra theo khe núi nhân tạo do đội cứu hộ mới khoan, hoặc chờ nước rút hẳn. Tuy nhiên cả 3 cách này đều không hề dễ dàng. Ông Peter Wolf, Giám đốc của Tổ chức Cave Divers Association tại Australia, cho biết phương án tốt nhất và an toàn nhất hiện nay là chờ đợi đến khi đội bóng hoàn toàn ổn định trong môi trường hiện tại trước khi quyết định di chuyển họ. “Cần giữ cơ thể ấm áp, khô ráo và ổn định thân nhiệt trong môi trường này”, ông Peter Wolf nói.
Chủ tịch tỉnh Chiang Rai Narongsak Osottanakorn cho biết: “Trong cấp cứu có 3 mức độ đỏ, vàng và xanh. Trong đó, mức đỏ là nghiêm trọng nhất, còn xanh là nhẹ nhất. Hầu hết các thành viên trong đội bóng đều được xếp vào mức xanh”. Các nhân viên y tế tại hiện trường sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của đội bóng nhí và huấn luyện viên gặp nạn. Chỉ huy lực lượng SEAL Thái Lan, Thiếu tướng Arpakorn Yookongkaew, xác nhận việc lặn ra ngoài tới chỗ an toàn là một trong những lựa chọn đang được xem xét. Ông khẳng định, nếu biện pháp này được triển khai, họ phải chắc chắn nó sẽ thành công và phải có một cuộc diễn tập để đảm bảo 100% an toàn. Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan Anupong Paojinda cho rằng, nỗ lực giải cứu sẽ được thực hiện vào ngày 4-7 hoặc sau đó, trước khi đợt mưa mới kéo tới. Ông nói: “Dự báo sẽ có mưa vào vài ngày tới, hoạt động sơ tán phải được đẩy nhanh. Các thiết bị lặn sẽ được sử dụng. Nếu nước dâng cao hơn, nhiệm vụ sẽ khó khăn. Chúng ta phải đưa bọn trẻ ra trước khi điều đó xảy đến”.
Lực lượng cứu hộ Thái Lan, Mỹ, Anh và một số nhóm tình nguyện viên quốc tế
Không ngừng hy vọng
Một thành viên tham gia vào chiến dịch giải cứu đội bóng nhí Thái Lan mất tích nói rằng, những đứa trẻ dự định sẽ đi tới cuối hang và trở lại khi hoàn thành việc viết tên lên vách đá. Ben Raymenants, người tham gia giải cứu, cho biết: “Các em bỏ lại ba lô và giày, cố gắng đi tới cuối hang như một mục tiêu thám hiểm mà chúng đặt ra. Tuy nhiên, một đợt lũ tràn vào trong hang khiến chúng bị mắc kẹt”. Supat Khamsueb, một thành viên khác của đội cứu hộ nói rằng, những cậu bé đã sống sót nhờ uống nước mưa chảy từ vách đá vôi, nằm im một chỗ, hạn chế vận động và chưa bao giờ ngừng hy vọng sẽ có người tới giải cứu. Ngoài ra, các cầu thủ nhí thường xuyên chạm vào cơ thể đồng đội để xác định tình trạng sức khỏe của nhau. Cùng với đó, việc những đứa trẻ có nền tảng thể lực tốt nhờ thường xuyên tập luyện thể thao giúp chúng có thể chống chọi trong nhiều ngày. Gia đình các cầu thủ nhí cho biết, các cậu bé thường xuyên đi chơi cùng nhau, tham gia các hoạt động mạo hiểm như đạp xe trên đường đèo, bơi dưới thác hay thám hiểm hang động. Theo đánh giá của một số chuyên gia thám hiểm, đội bóng và huấn luyện viên có thể lực cực tốt, bởi theo tiết lộ, đây không phải lần đầu tiên đội bóng này đi thám hiểm và nhóm có sự hiểu biết nhất định về hình thế của hang động này. Một công tác khác cũng không kém phần quan trọng là giải cứu tinh thần, tức giúp đỡ về tâm lý cho đội bóng nhí để tránh hậu quả lâu dài. BBC dẫn lời bác sĩ Andrea Danese - chuyên viên tư vấn và bác sĩ tâm lý trẻ vị thành niên tại London, cho rằng những đứa trẻ trải qua biến cố lớn như vậy có thể sẽ bị chứng sợ hãi, rơi vào trầm cảm. Ông Danese nhấn mạnh, những người lớn - từ huấn luyện viên, thợ lặn giải cứu tới đội y tế - phải tích cực giúp đỡ các em nhỏ ứng phó với tình hình hiện tại bởi với tâm lý các em vẫn đang trong giai đoạn định hình và phát triển, việc giao tiếp “chân thành và thẳng thắn” là đặc biệt cần thiết để giảm thiểu nguy cơ chấn thương tâm lý. Việc liên lạc với gia đình cũng giúp cải thiện tinh thần đội bóng. Một đường dây liên lạc đang được thiết lập để thực hiện mục đích này. Một trong những thách thức lớn nhất với nhóm bị mắc kẹt là vấn đề thiếu ánh sáng. Khi không có ánh nắng mặt trời, cơ thể người không thể phân biệt được đêm và ngày, làm rối loạn đồng hồ sinh học tự nhiên. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ ngủ, mà còn ảnh hưởng tâm lý, hoạt động của các cơ quan nội tạng và nhiều phần khác trên cơ thể. Để giải quyết chuyện này, đội cứu hộ đã bắt đầu tạo hệ thống ánh sáng giả lập môi trường thực bên ngoài, theo chu kỳ ngày và đêm.Lực lượng hùng hậu Vương quốc Anh là một trong những nước gửi lực lượng tới hỗ trợ nhà chức trách Thái Lan tìm kiếm những người mất tích. Trong đó, 2 thợ lặn Rick Stanton - 56 tuổi và John Volanthen - 47 tuổi, được Bangkok mời đến hồi tuần trước cùng với các chuyên gia hang động Robert Harper và Vern Unsworth. Tiếng nói trong đoạn video vào thời điểm nhóm cứu hộ tìm thấy 12 thiếu niên và huấn luyện viên bóng đá của các em được cho là của 2 ông Stanton và Volanthen. Khi đó, ông Volanthen cất tiếng hỏi: “Có bao nhiêu người?” và nghe thấy tiếng trả lời: “13”. Ngoài ra, còn có các chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế đến từ nhiều nước: Mỹ, Australia, Trung Quốc, Lào… tham gia suốt quá trình giải cứu đội bóng nhí. Khoảng 1.850 người đã tham gia vào hoạt động cứu hộ, bao gồm hơn 1.000 binh sĩ thuộc Lực lượng Quân đội Hoàng gia, 650 cảnh sát và nhân viên nhà nước, 200 nhân viên khu bảo tồn quốc gia… Không thể không kể tới lực lượng đặc nhiệm SEAL của hải quân Thái Lan, đơn vị tinh nhuệ được đào tạo bài bản và trang bị hiện đại. SEAL Thái Lan nằm trong lực lượng Hải quân hoàng gia Thái Lan, thành lập vào những năm 1950. Đơn vị này gồm 144 thành viên, hoạt động trên không, đất và biển. Các thành viên của đơn vị phải trải qua quá trình huấn luyện cực kỳ khắt khe, bao gồm bài tập liên hoàn bơi lội cường độ cao, nhận thức tình huống, kiến thức vũ khí, thu thập thông tin, nhiệm vụ trinh sát, ứng dụng vào chiến tranh phi truyền thống và chống khủng bố.
Một thành viên tham gia vào chiến dịch giải cứu đội bóng nhí Thái Lan mất tích nói rằng, những đứa trẻ dự định sẽ đi tới cuối hang và trở lại khi hoàn thành việc viết tên lên vách đá. Ben Raymenants, người tham gia giải cứu, cho biết: “Các em bỏ lại ba lô và giày, cố gắng đi tới cuối hang như một mục tiêu thám hiểm mà chúng đặt ra. Tuy nhiên, một đợt lũ tràn vào trong hang khiến chúng bị mắc kẹt”. Supat Khamsueb, một thành viên khác của đội cứu hộ nói rằng, những cậu bé đã sống sót nhờ uống nước mưa chảy từ vách đá vôi, nằm im một chỗ, hạn chế vận động và chưa bao giờ ngừng hy vọng sẽ có người tới giải cứu. Ngoài ra, các cầu thủ nhí thường xuyên chạm vào cơ thể đồng đội để xác định tình trạng sức khỏe của nhau. Cùng với đó, việc những đứa trẻ có nền tảng thể lực tốt nhờ thường xuyên tập luyện thể thao giúp chúng có thể chống chọi trong nhiều ngày. Gia đình các cầu thủ nhí cho biết, các cậu bé thường xuyên đi chơi cùng nhau, tham gia các hoạt động mạo hiểm như đạp xe trên đường đèo, bơi dưới thác hay thám hiểm hang động. Theo đánh giá của một số chuyên gia thám hiểm, đội bóng và huấn luyện viên có thể lực cực tốt, bởi theo tiết lộ, đây không phải lần đầu tiên đội bóng này đi thám hiểm và nhóm có sự hiểu biết nhất định về hình thế của hang động này. Một công tác khác cũng không kém phần quan trọng là giải cứu tinh thần, tức giúp đỡ về tâm lý cho đội bóng nhí để tránh hậu quả lâu dài. BBC dẫn lời bác sĩ Andrea Danese - chuyên viên tư vấn và bác sĩ tâm lý trẻ vị thành niên tại London, cho rằng những đứa trẻ trải qua biến cố lớn như vậy có thể sẽ bị chứng sợ hãi, rơi vào trầm cảm. Ông Danese nhấn mạnh, những người lớn - từ huấn luyện viên, thợ lặn giải cứu tới đội y tế - phải tích cực giúp đỡ các em nhỏ ứng phó với tình hình hiện tại bởi với tâm lý các em vẫn đang trong giai đoạn định hình và phát triển, việc giao tiếp “chân thành và thẳng thắn” là đặc biệt cần thiết để giảm thiểu nguy cơ chấn thương tâm lý. Việc liên lạc với gia đình cũng giúp cải thiện tinh thần đội bóng. Một đường dây liên lạc đang được thiết lập để thực hiện mục đích này. Một trong những thách thức lớn nhất với nhóm bị mắc kẹt là vấn đề thiếu ánh sáng. Khi không có ánh nắng mặt trời, cơ thể người không thể phân biệt được đêm và ngày, làm rối loạn đồng hồ sinh học tự nhiên. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ ngủ, mà còn ảnh hưởng tâm lý, hoạt động của các cơ quan nội tạng và nhiều phần khác trên cơ thể. Để giải quyết chuyện này, đội cứu hộ đã bắt đầu tạo hệ thống ánh sáng giả lập môi trường thực bên ngoài, theo chu kỳ ngày và đêm.Lực lượng hùng hậu Vương quốc Anh là một trong những nước gửi lực lượng tới hỗ trợ nhà chức trách Thái Lan tìm kiếm những người mất tích. Trong đó, 2 thợ lặn Rick Stanton - 56 tuổi và John Volanthen - 47 tuổi, được Bangkok mời đến hồi tuần trước cùng với các chuyên gia hang động Robert Harper và Vern Unsworth. Tiếng nói trong đoạn video vào thời điểm nhóm cứu hộ tìm thấy 12 thiếu niên và huấn luyện viên bóng đá của các em được cho là của 2 ông Stanton và Volanthen. Khi đó, ông Volanthen cất tiếng hỏi: “Có bao nhiêu người?” và nghe thấy tiếng trả lời: “13”. Ngoài ra, còn có các chuyên gia, tình nguyện viên quốc tế đến từ nhiều nước: Mỹ, Australia, Trung Quốc, Lào… tham gia suốt quá trình giải cứu đội bóng nhí. Khoảng 1.850 người đã tham gia vào hoạt động cứu hộ, bao gồm hơn 1.000 binh sĩ thuộc Lực lượng Quân đội Hoàng gia, 650 cảnh sát và nhân viên nhà nước, 200 nhân viên khu bảo tồn quốc gia… Không thể không kể tới lực lượng đặc nhiệm SEAL của hải quân Thái Lan, đơn vị tinh nhuệ được đào tạo bài bản và trang bị hiện đại. SEAL Thái Lan nằm trong lực lượng Hải quân hoàng gia Thái Lan, thành lập vào những năm 1950. Đơn vị này gồm 144 thành viên, hoạt động trên không, đất và biển. Các thành viên của đơn vị phải trải qua quá trình huấn luyện cực kỳ khắt khe, bao gồm bài tập liên hoàn bơi lội cường độ cao, nhận thức tình huống, kiến thức vũ khí, thu thập thông tin, nhiệm vụ trinh sát, ứng dụng vào chiến tranh phi truyền thống và chống khủng bố.
Một người thợ mỏ từng bị mắc kẹt 69 ngày trong vụ sập hầm mỏ chấn động ở Chile, hôm 3-7 nói rằng, 12 cậu bé và huấn luyện viên ở Thái Lan nên giúp nhau chuẩn bị tâm lý được cứu. Theo hãng thông tấn AP, người thợ mỏ nói trên có tên Omar Reygadas, ông cùng 32 đồng nghiệp đã thoát nạn thần kỳ trong vụ giải cứu lịch sử năm 2010. Reygadas cho biết, một thử thách như mắc kẹt trong hang tối đối với những người đàn ông trưởng thành đã là quá khó khăn, thế nên ông có thể tưởng tượng được điều những cậu bé tuổi còn rất nhỏ, từ 11- 16 tuổi, đang phải trải qua. Theo lời ông, vị huấn luyện viên đi cùng bọn trẻ là nhân vật chìa khóa có thể thúc đẩy động lực để các em tập trung vào việc đoàn tụ với gia đình, tránh tâm lý hoang mang, sợ hãi… có thể ảnh hưởng sau này.