Áp lực phục hồi sản xuất kinh doanh
Sau 5 tháng (kể từ cuối tháng 4-2021) bùng phát tại TPHCM, dịch Covid-19 với sự xuất hiện của biến chủng Delta đã gây tổn hại kinh tế vô cùng lớn cho thành phố đóng góp hơn 25% tổng GDP của Việt Nam. Theo khảo sát của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), trong 21.000 doanh nghiệp, 70% đã đóng cửa. Hàng chục nghìn lao động mất việc, thu nhập giảm sút, đặc biệt là nhóm nhập cư và thu nhập thấp.
"Sức chịu đựng của xã hội đã đến hạn và sức chịu đựng của nền kinh tế cũng đã bị tổn thương, cần phục hồi sớm" - Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nói trong cuộc họp ngày 17-9 với các chuyên gia, bàn việc phục hồi kinh tế sau mở cửa. Không chỉ riêng TPHCM, các tỉnh thành khác cũng đang thí điểm mở cửa dần theo nguyên tắc an toàn cho sản xuất, sản xuất phải an toàn.
Song song đó, các chuyên gia từ IMF đưa khuyến nghị Việt Nam cần chú trọng hơn về chính sách tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp và chi tiêu của người dân, qua đó tạo điều kiện phục hồi.
Gỡ khó, đón mở cửa trở lại
Theo đánh giá của World Bank, trong suốt năm 2020 đến nay, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt, hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế. Đây là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu 2021.
NHNN đã có những hành động điều hành rất thiết thực, trong đó giảm lãi suất 3 lần đưa mặt bằng lãi suất giảm thêm 1,55% và đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt Covid-19, ban hành Thông tư 14 và Thông tư 03 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng.
Trước đó, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp. Tính đến ngày 31-8, nhóm ngân hàng thương mại gồm: Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV, MB, Bưu Điện Liên Việt, TPBank, VIB, ACB, Seabank, SHB, HDBank, MSB, VPBank, Techcombank, Sacombank (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện việc giảm lãi suất cho vay 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA).
Nổi bật trong các ngân hàng đi đầu triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp người dân khắc phục thiệt hại để phục hồi sản xuất kinh doanh, bước vào bình thường mới, HDBank tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp tại các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh theo Nghị quyết 63/NQ-CP.
Đến ngày 30-9-2021, HDBank triển khai giảm lãi suất cho vay và phí dịch vụ cho 12.710 khách hàng với tổng dư nợ đã thực hiện là 40.744 tỷ đồng. Cụ thể, những nhóm khách hàng được HDBank ưu đãi giảm lãi suất bao gồm: doanh nghiệp được cơ cấu nợ do dịch Covid-19 theo Thông tư 01 của NHNN và 02 văn bản sửa đổi, bổ sung là Thông tư 03 và Thông tư 14; doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên; doanh nghiệp tại địa bàn bị phong tỏa, giãn cách theo Chỉ thị 16.
Từ nay đến đến hết ngày 31-12-2021, HDBank tăng gói hỗ trợ doanh nghiệp SME lên 10.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này được dành cho các khách hàng có nhu cầu bổ sung nguồn vốn và đáp ứng các điều kiện tín dụng chuẩn SME của HDBank với lãi suất cho vay giảm sâu, chỉ còn từ 6,2%/năm.
Đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ, từ nay đến ngày 31-3-2022, HDBank triển khai Chương trình “Chung tay tương trợ - Vững bền đi tới” với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6%/năm. Chương trình được HDBank triển khai toàn hệ thống trên cả nước nhằm mang đến sự hỗ trợ tài chính kịp thời và tối ưu nhất cho khách hàng.
Ngoài ra, HDBank cũng chia sẻ gánh nặng chi phí thuê mặt bằng đang gây khó khăn cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ, giúp giảm áp lực trả nợ trong thời gian đầu để khách hàng vững tâm kinh doanh ở giai đoạn nới lỏng giãn cách, trở lại bình thường.
Thông tư 14 là NHNN cho phép các ngân hàng kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng so với quy định cũ, tới 30-6-2022, nhằm hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, kể cả doanh nghiệp không chịu giãn cách theo chỉ thị 16. Doanh nghiệp có khoản nợ phát sinh trước ngày 1-8-2021 sẽ được giãn hoãn và thời gian sẽ được kéo dài tới 30-6-2022. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được miễn giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ. Điều này sẽ tác động trực tiếp giúp doanh nghiệp ổn định dòng tiền khi trong mùa dịch đang phải chi ra nhất nhiều khi dòng tiền không ổn định, thậm chí có nơi dòng tiền bằng 0 và có khi phải đối mặt với các khoản phạt khi không hoàn thiện hợp đồng đúng hạn với khách hàng trong tương lai. |