Vậy nhưng kể từ lúc có chủ trương cho đến nay cũng xấp xỉ 20 năm, nhiều phương án đầu tư được đưa ra bàn thảo nhưng DA vẫn nằm trên giấy.
Còn tại khu vực trung tâm thành phố, dự án cải tạo rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh) được dự kiến tổng mức đầu tư gần 3.700 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, trong đó riêng chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là hơn 3.000 tỷ đồng. Tuy dự kiến triển khai một đoạn chỉ dài khoảng 2km nhưng đến nay DA vẫn chưa có “lối ra”, do TPHCM chưa đủ kinh phí để bố trí…
Theo Sở Xây dựng, chỉ tiêu đề ra từ năm 2021 đến năm 2025, TPHCM sẽ di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch, với tổng kinh phí khoảng 18.500 tỷ đồng. Nguồn kinh phí nói trên có thể nói là rất nan giải, trong lúc TPHCM phải đầu tư rất nhiều công trình trọng điểm, dân sinh khác. Giải pháp hữu hiệu là xã hội hóa. Trước mắt, TPHCM cần có một tổng chỉ huy - nên là một đồng chí lãnh đạo thành phố; tiếp theo là có kế hoạch phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện tiến hành khảo sát, phân loại những nhánh kênh rạch nào có quỹ đất dồi dào có thể mở rộng biên, quy hoạch để làm các công trình bất động sản.
Khi thực hiện các DA giải tỏa nhà trên và ven kênh rạch, TPHCM phải thực hiện khâu giải phóng mặt bằng. Trong đó, tách các DA bồi thường, giải phóng mặt bằng ra thành DA độc lập. Khi đã có mặt bằng “sạch” thì UBND TPHCM hoàn toàn có thể thực hiện cơ chế đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư như đã đề cập ở trên.