Gia tăng giá trị Việt trong Khu Công nghệ cao TPHCM

Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) chuẩn bị bước vào năm thứ 15, tính từ ngày chính thức mở của đón nhận nhà đầu tư. Năm 2016 được xác định là năm đòn bẩy để tiến đến hoàn thành kế hoạch 5 năm (2016-2020) đồng thời chuẩn bị kỷ niệm 15 năm thành lập và phát triển SHTP vào năm 2017. Trong sự phát triển của SHTP, giá trị nơi đây tạo ra không hề nhỏ và trong quá trình này cũng cần nhắc đến Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, nhà đầu tư tiên phong tại SHTP, vừa tròn 10 năm hoạt động.  
Gia tăng giá trị Việt trong Khu Công nghệ cao TPHCM

Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) chuẩn bị bước vào năm thứ 15, tính từ ngày chính thức mở của đón nhận nhà đầu tư. Năm 2016 được xác định là năm đòn bẩy để tiến đến hoàn thành kế hoạch 5 năm (2016-2020) đồng thời chuẩn bị kỷ niệm 15 năm thành lập và phát triển SHTP vào năm 2017. Trong sự phát triển của SHTP, giá trị nơi đây tạo ra không hề nhỏ và trong quá trình này cũng cần nhắc đến Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, nhà đầu tư tiên phong tại SHTP, vừa tròn 10 năm hoạt động.  

Cột mốc Intel Products Việt Nam

Sự kiện Intel công bố dự án đầu tư vào năm 2006 đã giúp đặt Việt Nam lên bản đồ công nghệ thông tin (CNTT) và ngành công nghiệp lắp ráp điện tử toàn cầu đã góp phần thu hút các nhà cung cấp trong lĩnh vực công nghệ lẫn các nhà cung ứng dịch vụ nội địa... Trong đó, tại SHTP, Công ty TNHH Intel Products Việt Nam có một vị trí đặc biệt.

 Trong 10 năm qua, Intel đã đẩy mạnh tiến độ đầu tư tại Việt Nam thông qua nhiều sáng kiến quan trọng như giúp phát, hợp tác với nhiều đối tác trong lĩnh vực nhằm hiện thực hóa các chương trình đào tạo nghề và giáo dục kỹ thuật của Việt Nam. Trong số các sáng kiến có thể kể tới chương trình Liên minh giáo dục kỹ thuật đại học (HEEAP) dành cho giảng viên tại 8 trường kỹ thuật trên cả nước theo chuẩn ABET; dự án giáo dục phổ thông đã đào tạo cho hơn 150.000 chuyên gia giáo dục tại 28 tỉnh, thành, cũng như tạo ra chuyển đổi mạnh mẽ về phương pháp học tập cho sinh viên.

Ngoài ra, Intel còn hợp tác với Chính phủ triển khai các sáng kiến chính sách như Hệ thống hải quan điện tử (VNACCS) nhằm đơn giản hóa thủ tục khai báo hàng hóa và thúc đẩy hiệu quả thương mại; thực hiện Sáng kiến năng lượng xanh khi đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời có quy mô lớn nhất tại Việt Nam với công xuất 321.000kWh và hấp thụ 221.300kg khí thải CO2 hàng năm… Sự hiện diện của Intel từ năm 2006 đã đặt nền móng hình thành cụm ngành công nghiệp điện tử, góp phần tạo nên động lực thu hút đầu tư nước ngoài, tăng năng lực, quy mô kinh tế.

Hiện thực hơn, giá trị xuất khẩu của Intel Products Việt Nam chiếm 18,2% tổng giá trị xuất khẩu linh kiện và điện tử của Việt Nam năm 2015 (trừ xuất khẩu điện thoại di động). Giá trị gia tăng (đóng góp trong GDP) của Intel Products Việt Nam đạt trên 100 triệu USD năm 2015, cao hơn mức 3,2 triệu USD bình quân của một doanh nghiệp FDI đóng góp tại Việt Nam. Song song đó đã tuyển dụng gần 1.300 nhân viên gồm nhiều kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật có trình độ cao và lao động lành nghề, tạo ra giá trị xuất khẩu cao gấp 93 lần so với giá trị xuất khẩu của trung bình một lao động làm việc trong một doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Gia tăng giá trị Việt

Kết quả hoạt động của SHTP năm qua đã hướng đến nhiều giá trị, đặc biệt trong hai lĩnh vực là thu hút đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp trong khu, Ban Quản lý SHTP cho biết như vậy.

Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2016, Ban Quản lý SHTP đã cấp giấy chứng nhận đầu tư 13 dự án với tổng vốn đầu tư là 166,14 triệu USD. Đến nay, SHTP có 49 dự án đang hoạt động, chiếm 47,6% trong tổng số 103 dự án còn hiệu lực và 54 dự án chưa triển khai hoạt động, chiếm 52,4% (gồm 15 dự án đang làm thủ tục xây dựng, 19 dự án đang xây dựng, 3 dự án đã xây dựng xong chuẩn bị đưa vào hoạt động, 7 dự án chậm triển khai, 10 dự án thuê văn phòng, nhà xưởng…).

Bên trong Phòng sạch của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của SHTP, nơi góp phần tạo ra các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Việt

Qua 11 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu của SHTP đạt 6.395 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 6.351 triệu USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu của Công ty Intel đạt 4.006 triệu USD chiếm 62,6%, Công ty Samsung đạt 1.195 triệu USD chiếm 18,7%. Dự ước cả năm 2016, giá trị xuất khẩu của SHTP đạt 7.000 triệu USD. Lũy kế đến nay, giá trị xuất khẩu đạt 21.129,03 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 18.976,92 triệu USD.

Theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý SHTP, năm 2017, SHTP sẽ tập trung triển khai chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong khu; chương trình hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và phát triển từ các doanh nghiệp công nghệ cao trong nước nhằm tạo ra sản phẩm tiêu biểu cho TPHCM trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và công nghệ sinh học. 
Để thực hiệc các mục tiêu trên, SHTP sẽ triển khai các dự án về khoa học công nghệ: Đầu tư nâng cấp và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm vi cơ điện tử (MEMS); Dự án xây dựng phòng thí nghiệm; Dự án thiết bị công nghệ cơ điện tử; Dự án thiết bị công nghệ năng lượng mới; Dự án thiết bị phòng thí nghiệm công nghệ sinh học...

Một số mục tiêu khác, theo ông Lê Hoài Quốc, là gia tăng thu hút chuyên gia trong và ngoài nước, nhất là lực lượng Việt kiều; tăng cường liên kết chặt chẽ, hợp tác nghiên cứu - phát triển, đào tạo và ươm tạo với Đại học Quốc gia TPHCM, các viện, trường; lập dự án và triển khai đầu tư xây dựng Công viên Khoa học và công nghệ TP, mở ra không gian mới cho phát triển công nghệ cao...

Với những hoạt động trọng tâm trong năm 2017 nêu trên, mục tiêu hướng tới của khu là nâng cao giá trị Việt trong SHTP.

BÁ TÂN

Tin cùng chuyên mục