Chỉ tay vào 3 thùng giấy carton ở góc phòng, bà Phạm Kim Nguyệt và chồng là ông Lư Quảng Nghiệp bức xúc cho biết vụ việc xảy ra đã 10 năm rồi, qua nhiều cấp tòa án, nhưng không hiểu sao vẫn chưa được phân xử công minh.
Mất nhà vì tin người
Theo đơn khởi kiện, từ năm 1985, vợ chồng bà Nguyệt mua mảnh đất tại số 18 đường Mai Thị Hồng Hạnh (phường Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) của ông Huỳnh Phúc Khai và bà Trần Thị Xòn, rồi cất nhà ở. Năm 1992, vợ chồng bà Nguyệt lên TPHCM sinh sống, nên nhờ em trai của bà Nguyệt là ông Phạm Văn Lộc trông coi căn nhà. Năm 2001, tỉnh Kiên Giang tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, vì bận mưu sinh ở TPHCM, vợ chồng bà Nguyệt nhờ ông Lộc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận. Ngày 17-12-2001, UBND tỉnh Kiên Giang đã cấp giấy chứng nhận cho bà Nguyệt với diện tích 191,3m2. Bà Nguyệt cho biết: “Vợ chồng tôi nhiều lần nói Lộc đưa giấy chứng nhận, nhưng Lộc không đưa. Sau đó, hàng xóm thấy Lộc phá nhà, xây mới, nên báo cho vợ chồng tôi. Khi chúng tôi về quê và yêu cầu chính quyền địa phương hỗ trợ thì mới biết Lộc đã làm thủ tục sang tên cho Lộc rồi”.
Nhiều lần đòi lại nhà không xong, vợ chồng bà Nguyệt phải làm đơn khởi kiện ra tòa. Theo kết luận của Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM, chữ ký dạng chữ viết mang tên Phạm Kim Nguyệt trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho ông Phạm Văn Lộc không phải là chữ ký của bà Nguyệt. Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án, tháng 8-2010, TAND TP Rạch Giá tuyên hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất được ký kết giữa 2 bên là vô hiệu, nhưng chỉ buộc ông Lộc phải trả cho bà Nguyệt 60m2 đất. Vợ chồng bà Nguyệt kháng cáo. Tháng 4-2011, phiên tòa phúc thẩm tuyên công nhận căn nhà đó là của vợ chồng bà Nguyệt, thế nhưng đến tháng 11-2012, Tòa Dân sự TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ án và tuyên hủy cả bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP Rạch Giá xét xử lại. Cũng như lần trước, TAND TP Rạch Giá tuyên ông Lộc phải hoàn trả cho vợ chồng bà Nguyệt 60m2 đất, quy ra thành tiền là 526 triệu đồng; còn nhà và đất cho ông Lộc tiếp tục sở hữu, sử dụng.
Phải truy cứu trách nhiệm hình sự
Trải xấp giấy trên bàn, ông Nghiệp cho biết: “Đây là lời khai, chứng cứ của các chị, em của vợ tôi. Họ đều khai nhận đất và nhà là do vợ chồng tôi mua và xây dựng. Thậm chí các người làm chứng là bà con lối xóm cũng xác nhận việc mua đất và san lấp ao, hầm đất, xây dựng nhà cửa, mở cửa tiệm sửa chữa điện tử của tôi. Ông Lộc tự tiện xây lại căn nhà đó để ở thì vợ chồng tôi vẫn là chủ sở hữu, chứ đâu phải vì ông Lộc xây lại cái nhà đó thì thành chủ của toàn bộ khu đất và chỉ phải trả lại cho tôi số tiền tương đương 60m2. Quá oan ức, vợ chồng tôi phải làm đơn gửi khắp nơi”.
Đầu năm 2016, TAND cấp cao tại TPHCM ra quyết định rút hồ sơ vụ án nói trên để giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật. Hồ sơ vụ án đã được chuyển cho Vụ Giám đốc kiểm tra II TAND tối cao. Lẽ ra với khu đất đang tranh chấp, kiện tụng thì không thể chuyển nhượng, mua bán. Tuy nhiên, việc chậm ra văn bản ngăn chặn của các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho ông Lộc chuyển nhượng khu đất này.
Luật gia Trịnh Phi Long cho biết: “Các chứng cứ khoa học đã khẳng định việc giả mạo chữ ký của ông Lộc. Từ đó, kết quả bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã xác định rõ hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Nguyệt và ông Lộc là vô hiệu. Đây là mấu chốt của vụ việc. Tuy nhiên, tòa án lại không xem xét tiếp. Bởi lẽ, theo Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại nguyên trạng, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Mặt khác, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định: Giả mạo chữ ký có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm, điều đó phụ thuộc vào mục đích thực hiện hành vi phạm tội. Nếu hành vi giả mạo chữ ký nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự .
Nhiều lần đòi lại nhà không xong, vợ chồng bà Nguyệt phải làm đơn khởi kiện ra tòa. Theo kết luận của Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM, chữ ký dạng chữ viết mang tên Phạm Kim Nguyệt trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho ông Phạm Văn Lộc không phải là chữ ký của bà Nguyệt. Tại phiên tòa sơ thẩm vụ án, tháng 8-2010, TAND TP Rạch Giá tuyên hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất được ký kết giữa 2 bên là vô hiệu, nhưng chỉ buộc ông Lộc phải trả cho bà Nguyệt 60m2 đất. Vợ chồng bà Nguyệt kháng cáo. Tháng 4-2011, phiên tòa phúc thẩm tuyên công nhận căn nhà đó là của vợ chồng bà Nguyệt, thế nhưng đến tháng 11-2012, Tòa Dân sự TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ án và tuyên hủy cả bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND TP Rạch Giá xét xử lại. Cũng như lần trước, TAND TP Rạch Giá tuyên ông Lộc phải hoàn trả cho vợ chồng bà Nguyệt 60m2 đất, quy ra thành tiền là 526 triệu đồng; còn nhà và đất cho ông Lộc tiếp tục sở hữu, sử dụng.
Phải truy cứu trách nhiệm hình sự
Trải xấp giấy trên bàn, ông Nghiệp cho biết: “Đây là lời khai, chứng cứ của các chị, em của vợ tôi. Họ đều khai nhận đất và nhà là do vợ chồng tôi mua và xây dựng. Thậm chí các người làm chứng là bà con lối xóm cũng xác nhận việc mua đất và san lấp ao, hầm đất, xây dựng nhà cửa, mở cửa tiệm sửa chữa điện tử của tôi. Ông Lộc tự tiện xây lại căn nhà đó để ở thì vợ chồng tôi vẫn là chủ sở hữu, chứ đâu phải vì ông Lộc xây lại cái nhà đó thì thành chủ của toàn bộ khu đất và chỉ phải trả lại cho tôi số tiền tương đương 60m2. Quá oan ức, vợ chồng tôi phải làm đơn gửi khắp nơi”.
Đầu năm 2016, TAND cấp cao tại TPHCM ra quyết định rút hồ sơ vụ án nói trên để giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật. Hồ sơ vụ án đã được chuyển cho Vụ Giám đốc kiểm tra II TAND tối cao. Lẽ ra với khu đất đang tranh chấp, kiện tụng thì không thể chuyển nhượng, mua bán. Tuy nhiên, việc chậm ra văn bản ngăn chặn của các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho ông Lộc chuyển nhượng khu đất này.
Luật gia Trịnh Phi Long cho biết: “Các chứng cứ khoa học đã khẳng định việc giả mạo chữ ký của ông Lộc. Từ đó, kết quả bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã xác định rõ hợp đồng chuyển nhượng giữa bà Nguyệt và ông Lộc là vô hiệu. Đây là mấu chốt của vụ việc. Tuy nhiên, tòa án lại không xem xét tiếp. Bởi lẽ, theo Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại nguyên trạng, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Mặt khác, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định: Giả mạo chữ ký có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm, điều đó phụ thuộc vào mục đích thực hiện hành vi phạm tội. Nếu hành vi giả mạo chữ ký nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự .