Đó là giải pháp cần thiết, vì sau khi 48 bãi giữ xe của các ban ngành ở quận 1 phải dẹp, đang có tình trạng khó kiếm nơi gửi xe.
Niêm yết giá cho có
Khi được hỏi về giá giữ xe, anh Minh, người trông giữ xe tại bãi giữ xe góc đường Huỳnh Thúc Kháng - Tôn Thất Đạm, thật thà: “Em làm công thôi, giá giữ xe là 5.000 đồng, qua đêm là 7.000 đồng/xe”. Nơi đây vốn là mặt bằng một công trình chưa thi công, đã rào chắn nên được sử dụng tạm thời làm bãi giữ xe, sức chứa cũng đến vài trăm chiếc xe máy. Tại bãi giữ xe khác cách đó không xa, anh trông giữ xe cũng cho biết giá giữ xe 5.000 đồng, gửi đến chiều tối thì 7.000 đồng/xe. Nghe chúng tôi nói giá ở bãi giữ xe góc đường Huỳnh Thúc Kháng - Tôn Thất Đạm cũng tương tự, anh thanh niên bật cười, hỏi ngược lại: “Không dám 5.000 đồng đâu, vô gửi đi rồi biết”. Tại bãi giữ cạnh Nhà Triển lãm TPHCM (92 Lê Thánh Tôn), anh Công, nhân viên giữ xe, cho biết: “Giá giữ xe máy chỉ 5.000 đồng, giữ đến tối (không quá 23 giờ) là 10.000 đồng/xe. “Ở đây giữ đúng giá quy định, khách gửi xe chủ yếu là công nhân viên quanh khu vực này, cũng không đông lắm nên không chặt chém được đâu”.
Chúng tôi thử vào gửi xe tại một bãi trên đường Tôn Thất Thiệp, đối diện phía bên hông tòa nhà SunWah. Tại đây có 2 bãi giữ xe khá rộng, vốn là mặt bằng một công trình chưa khởi động, với số nhân viên thu tiền, xếp xe cũng tròm trèm chục người. Chỉ gửi chừng 30 phút, nhân viên thu 7.000 đồng. Khi chúng tôi hỏi giá chính thức là bao nhiêu, anh chỉ khẽ cười cho qua chuyện, dù tại cổng bãi xe có niêm yết đầy đủ giấy phép. Chúng tôi lại chạy qua đường Phan Chu Trinh, bên cửa Tây chợ Bến Thành, gửi xe vào bãi giữ xe trong nhà tại số 37, nhân viên giữ xe cẩn thận hỏi: “Bao lâu lấy xe?”, nghe trả lời là khoảng nửa tiếng, không nói không rằng anh đẩy xe cái vèo vào nhà. Đến khi chúng tôi lấy xe, anh nhân viên ra giá 10.000 đồng như giá bình thường vốn dĩ ở nơi đây.
Chuyện cũng xảy ra tương tự tại bãi giữ xe ở số 202 đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường 6, quận 3), cạnh cửa hàng FPT, người dân đi làm thủ tục xin cấp hộ chiếu nếu muốn gửi xe thì chỉ có một bãi giữ xe gần nhất này. Khách gửi đông, bên trong nhà hết chỗ, người ta trưng dụng luôn toàn bộ vỉa hè, giữ xe máy với giá 10.000 đồng/xe.
Qua thực tế khảo sát cho thấy: Nếu hỏi giá, bãi giữ xe nào cũng cho biết “giữ đúng giá”, nhưng khi gửi xe rồi mới biết việc niêm yết giá (nếu có) chỉ là hình thức. Dù phải trả tiền gửi xe cao hơn giá niêm yết, nhưng vì nhu cầu gửi xe nên người gửi cũng phải chấp nhận.
Xã hội hóa bãi giữ xe
Thông tin phát đi từ Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết sẽ giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong quản lý việc giữ xe; ngoài ra, nếu các điểm giữ xe đảm bảo đủ điều kiện an toàn, trật tự giao thông, có chỗ cho người đi bộ, sẽ được khai thác trở lại. Mặt khác, sở đang nghiên cứu để điều chỉnh mức phí giữ xe theo hướng xã hội hóa, không cần dùng ngân sách nhà nước, người dân có nhà mặt tiền có thể kinh doanh giữ xe. Việc kêu gọi xã hội hóa dịch vụ giữ xe là chủ trương đúng đắn, vừa góp phần giải quyết nhu cầu bãi giữ xe, vừa tạo thêm nguồn thu thuế cho Nhà nước.
Xã hội hóa dịch vụ giữ xe, cho người dân đầu tư tham gia dịch vụ này là hướng đi được dư luận hoan nghênh. Vấn đề đặt ra: Cơ quan chức năng cần quy định khung pháp lý về điều kiện kinh doanh, như phải đảm bảo an toàn phòng cháy, diện tích mặt bằng bao nhiêu là đủ điều kiện, phải lắp đặt camera… Bạn đọc Lê Minh Phong (ở quận Tân Bình) góp ý: “Xã hội hóa dịch vụ giữ xe là việc nên làm, nhưng nên khuyến khích các bãi giữ xe thông minh giữ xe bằng thẻ từ, có camera, công khai minh bạch giá mà khách phải trả, cơ quan thuế hay công an đều có thể theo dõi qua trích xuất camera”. Cần góp ý thêm, nên cấp phép cho người dân đăng ký tham gia dịch vụ giữ xe ngắn hạn vào dịp lễ, tết tại các khu vực lễ hội, đình chùa, hội hoa xuân, chợ tết…
Niêm yết giá cho có
Khi được hỏi về giá giữ xe, anh Minh, người trông giữ xe tại bãi giữ xe góc đường Huỳnh Thúc Kháng - Tôn Thất Đạm, thật thà: “Em làm công thôi, giá giữ xe là 5.000 đồng, qua đêm là 7.000 đồng/xe”. Nơi đây vốn là mặt bằng một công trình chưa thi công, đã rào chắn nên được sử dụng tạm thời làm bãi giữ xe, sức chứa cũng đến vài trăm chiếc xe máy. Tại bãi giữ xe khác cách đó không xa, anh trông giữ xe cũng cho biết giá giữ xe 5.000 đồng, gửi đến chiều tối thì 7.000 đồng/xe. Nghe chúng tôi nói giá ở bãi giữ xe góc đường Huỳnh Thúc Kháng - Tôn Thất Đạm cũng tương tự, anh thanh niên bật cười, hỏi ngược lại: “Không dám 5.000 đồng đâu, vô gửi đi rồi biết”. Tại bãi giữ cạnh Nhà Triển lãm TPHCM (92 Lê Thánh Tôn), anh Công, nhân viên giữ xe, cho biết: “Giá giữ xe máy chỉ 5.000 đồng, giữ đến tối (không quá 23 giờ) là 10.000 đồng/xe. “Ở đây giữ đúng giá quy định, khách gửi xe chủ yếu là công nhân viên quanh khu vực này, cũng không đông lắm nên không chặt chém được đâu”.
Chúng tôi thử vào gửi xe tại một bãi trên đường Tôn Thất Thiệp, đối diện phía bên hông tòa nhà SunWah. Tại đây có 2 bãi giữ xe khá rộng, vốn là mặt bằng một công trình chưa khởi động, với số nhân viên thu tiền, xếp xe cũng tròm trèm chục người. Chỉ gửi chừng 30 phút, nhân viên thu 7.000 đồng. Khi chúng tôi hỏi giá chính thức là bao nhiêu, anh chỉ khẽ cười cho qua chuyện, dù tại cổng bãi xe có niêm yết đầy đủ giấy phép. Chúng tôi lại chạy qua đường Phan Chu Trinh, bên cửa Tây chợ Bến Thành, gửi xe vào bãi giữ xe trong nhà tại số 37, nhân viên giữ xe cẩn thận hỏi: “Bao lâu lấy xe?”, nghe trả lời là khoảng nửa tiếng, không nói không rằng anh đẩy xe cái vèo vào nhà. Đến khi chúng tôi lấy xe, anh nhân viên ra giá 10.000 đồng như giá bình thường vốn dĩ ở nơi đây.
Chuyện cũng xảy ra tương tự tại bãi giữ xe ở số 202 đường Nguyễn Thị Minh Khai (phường 6, quận 3), cạnh cửa hàng FPT, người dân đi làm thủ tục xin cấp hộ chiếu nếu muốn gửi xe thì chỉ có một bãi giữ xe gần nhất này. Khách gửi đông, bên trong nhà hết chỗ, người ta trưng dụng luôn toàn bộ vỉa hè, giữ xe máy với giá 10.000 đồng/xe.
Qua thực tế khảo sát cho thấy: Nếu hỏi giá, bãi giữ xe nào cũng cho biết “giữ đúng giá”, nhưng khi gửi xe rồi mới biết việc niêm yết giá (nếu có) chỉ là hình thức. Dù phải trả tiền gửi xe cao hơn giá niêm yết, nhưng vì nhu cầu gửi xe nên người gửi cũng phải chấp nhận.
Xã hội hóa bãi giữ xe
Thông tin phát đi từ Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết sẽ giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong quản lý việc giữ xe; ngoài ra, nếu các điểm giữ xe đảm bảo đủ điều kiện an toàn, trật tự giao thông, có chỗ cho người đi bộ, sẽ được khai thác trở lại. Mặt khác, sở đang nghiên cứu để điều chỉnh mức phí giữ xe theo hướng xã hội hóa, không cần dùng ngân sách nhà nước, người dân có nhà mặt tiền có thể kinh doanh giữ xe. Việc kêu gọi xã hội hóa dịch vụ giữ xe là chủ trương đúng đắn, vừa góp phần giải quyết nhu cầu bãi giữ xe, vừa tạo thêm nguồn thu thuế cho Nhà nước.
Xã hội hóa dịch vụ giữ xe, cho người dân đầu tư tham gia dịch vụ này là hướng đi được dư luận hoan nghênh. Vấn đề đặt ra: Cơ quan chức năng cần quy định khung pháp lý về điều kiện kinh doanh, như phải đảm bảo an toàn phòng cháy, diện tích mặt bằng bao nhiêu là đủ điều kiện, phải lắp đặt camera… Bạn đọc Lê Minh Phong (ở quận Tân Bình) góp ý: “Xã hội hóa dịch vụ giữ xe là việc nên làm, nhưng nên khuyến khích các bãi giữ xe thông minh giữ xe bằng thẻ từ, có camera, công khai minh bạch giá mà khách phải trả, cơ quan thuế hay công an đều có thể theo dõi qua trích xuất camera”. Cần góp ý thêm, nên cấp phép cho người dân đăng ký tham gia dịch vụ giữ xe ngắn hạn vào dịp lễ, tết tại các khu vực lễ hội, đình chùa, hội hoa xuân, chợ tết…