Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Công binh về hiện trạng tồn lưu bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đều được xác định bị ô nhiễm bom mìn, trong đó có 15 tỉnh có tỷ lệ ô nhiễm lớn, địa phương bị ôm nhiễm nặng nhất là Quảng Trị.
Loại đất bị ô nhiễm bom mìn nhiều nhất là đất thổ cư chiếm 94,7%; đất nông nghiệp chiếm 93,2% và đất mặt nước chiếm 80,5%. Chủng loại bom mìn sót lại sau chiến tranh đa dạng gồm bom phá, bom bi, đạn pháo, đạn cối, mìn, các loại vật nổ khác. Có 49/63 tỉnh có tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra; số nạn nhân được báo cáo tại các tỉnh là 1.813 trường hợp, trong đó có 919 người chết và 894 người bị thương. Bom mìn, vật nổ đã tác động tiêu cực đến tâm lý và đời sống, kinh tế của người dân; nhiều công trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các địa phương bị ảnh hưởng, trì hoãn và bị tăng chi phí bởi bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh…
Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam nhấn mạnh, việc công bố rộng rãi về hiện trạng bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam là hết sức quan trọng để cộng đồng quốc tế chia sẻ, hỗ trợ những khó khăn, mất mát do hậu quả của sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ gây ra. Thượng tướng Phạm Ngọc Minh yêu cầu Bộ Tư lệnh Công binh cần tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện văn bản báo cáo Bộ Quốc phòng để đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép công bố hiện trạng tồn lưu bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam dựa vào kết quả thực hiện dự án “Điều tra, lập bản đồ ô nhiễm, bom mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc” giai đoạn 1; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án.
Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam nhấn mạnh, việc công bố rộng rãi về hiện trạng bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam là hết sức quan trọng để cộng đồng quốc tế chia sẻ, hỗ trợ những khó khăn, mất mát do hậu quả của sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ gây ra. Thượng tướng Phạm Ngọc Minh yêu cầu Bộ Tư lệnh Công binh cần tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện văn bản báo cáo Bộ Quốc phòng để đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép công bố hiện trạng tồn lưu bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam dựa vào kết quả thực hiện dự án “Điều tra, lập bản đồ ô nhiễm, bom mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc” giai đoạn 1; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án.