Trong đó có 453ha bị nhiễm nặng, 35ha mất trắng. Nhiều địa phương xuất hiện lúa ma gây thiệt hại nặng như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam…
Trước đây, lúa ma đã từng xuất hiện lác đác nhưng năm nay mới sinh sôi diện rộng. Lúa ma có đặc điểm là thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm. Hạt có râu dài, bị lép, rất dễ rụng khi gió nhẹ và tự nảy mầm, lây lan trong các vụ sau, rất khó phòng trừ do không thể phân biệt lúa ma và lúa thường, gây thất thu năng suất (nhiễm nhẹ khoảng 10-20%, nhiễm nặng từ 70-80%).
Hiện Bộ NN-PTNT đã giao Viện Bảo vệ thực vật nghiên cứu các giải pháp phòng chống loại lúa ma này.