Sức ép điều tra
Trang mạng Wall Street Journal ngày 21-3 đưa tin FTC sẽ điều tra để xác định trong vụ hãng phân tích dữ liệu Cambridge Analytica thu thập và sử dụng thông tin của 50 triệu người dùng Facebook, mạng xã hội này có vi phạm các điều khoản của một sắc lệnh quy định Facebook phải nhận được sự đồng ý của người dùng về việc thu thập và chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ trên tài khoản hay không. Theo báo Washington Post, nếu FTC kết luận Facebook thực sự đã phá vỡ thỏa thuận này, công ty có thể phải nộp phạt lên tới 40.000 USD cho mỗi lần vi phạm.
Facebook đang đối mặt với búa rìu dư luận cũng như chịu sức ép điều tra từ cả giới chức Anh, Mỹ và châu Âu liên quan tới thông tin cho rằng công ty nghiên cứu chính trị Cambridge Analytica, hãng phân tích dữ liệu của Anh được ê kíp tranh cử của Tổng thống Donald Trump thuê trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, đã thu thập và sử dụng thông tin của 50 triệu tài khoản Facebook. Có thông tin rằng doanh nghiệp này đã thu thập thông tin trên nhằm phục vụ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump vào năm 2016.
Trước đó, Ủy ban Kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao thuộc Hạ viện Anh đã yêu cầu nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg trình diện trước cơ quan này để cung cấp bằng chứng về vụ việc. Giới chức Anh cho biết đang điều tra xem liệu Facebook có thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu hay không. Phát biểu trên đài BBC, Ủy viên Thông tin Elizabeth Denham cho biết đang điều tra xem liệu Facebook có bảo vệ dữ liệu cá nhân trên nền tảng mạng xã hội này không và liệu khi phát hiện ra dữ liệu bị thất thoát, họ có hành động phù hợp và người dùng có được thông báo về việc này không. Bà Denham đang xin lệnh khám xét văn phòng phân tích dữ liệu Cambridge Analytica có trụ sở tại London.
Không chỉ mất tiền
Hãng CNN bình luận vụ bê bối này làm nổi lên vấn đề về kinh doanh khai thác dữ liệu người dùng của Facebook. Doanh nghiệp này kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu của người dùng và bán chúng lại cho các nhà phát triển ứng dụng, quảng cáo. Vì vậy, người dùng hầu như không thể ngăn chặn dữ liệu cá nhân được mua bán cho bên thứ ba và cũng không xác định được mục đích sử dụng của họ là gì. Và ngay cả Facebook cũng thừa nhận với CNN rằng không thể giám sát các nhà phát triển và quảng cáo sử dụng dữ liệu người dùng. Hãng eMarketer ước tính Facebook mất 2,8 triệu người dùng dưới 25 tuổi năm ngoái và giảm thêm 2 triệu người năm nay.
Do ảnh hưởng vụ bê bối này, cổ phiếu Facebook trong hai ngày đầu tuần đã liên tiếp lao dốc lần lượt là 6,8% và 4,4%. Như vậy, cổ phiếu Facebook đã giảm từ 185 USD xuống 165 USD, tương đương với mất hơn 60 tỷ USD, lớn hơn cả vốn hóa hãng xe điện Tesla (52 tỷ USD) và gấp ba Snap (19 tỷ USD). Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng đồng loạt mất điểm trong các phiên giao dịch do đà sụt giảm mạnh của cổ phiếu Facebook lây lan sang nhóm cổ phiếu công nghệ khác.
Facebook cũng đang đối mặt với sự bất tín nhiệm từ phía cổ đông của họ khi Fan Yuan - một cổ đông của Facebook đã đâm đơn kiện mạng xã hội này lên tòa án liên bang ở San Francisco. Đơn kiện thay mặt cho một nhóm cổ đông đã mua cổ phiếu Facebook trong hơn 1 năm qua. Họ cho rằng Facebook đã “cam kết sai lệch và gây nhầm lẫn” về các chính sách của công ty. Nhóm cổ đông cũng khẳng định đã bị Facebook che giấu chuyện cho phép bên thứ ba tiếp cận dữ liệu của hàng triệu người dùng.
Trang mạng Wall Street Journal ngày 21-3 đưa tin FTC sẽ điều tra để xác định trong vụ hãng phân tích dữ liệu Cambridge Analytica thu thập và sử dụng thông tin của 50 triệu người dùng Facebook, mạng xã hội này có vi phạm các điều khoản của một sắc lệnh quy định Facebook phải nhận được sự đồng ý của người dùng về việc thu thập và chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ trên tài khoản hay không. Theo báo Washington Post, nếu FTC kết luận Facebook thực sự đã phá vỡ thỏa thuận này, công ty có thể phải nộp phạt lên tới 40.000 USD cho mỗi lần vi phạm.
Facebook đang đối mặt với búa rìu dư luận cũng như chịu sức ép điều tra từ cả giới chức Anh, Mỹ và châu Âu liên quan tới thông tin cho rằng công ty nghiên cứu chính trị Cambridge Analytica, hãng phân tích dữ liệu của Anh được ê kíp tranh cử của Tổng thống Donald Trump thuê trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, đã thu thập và sử dụng thông tin của 50 triệu tài khoản Facebook. Có thông tin rằng doanh nghiệp này đã thu thập thông tin trên nhằm phục vụ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump vào năm 2016.
Trước đó, Ủy ban Kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao thuộc Hạ viện Anh đã yêu cầu nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg trình diện trước cơ quan này để cung cấp bằng chứng về vụ việc. Giới chức Anh cho biết đang điều tra xem liệu Facebook có thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu hay không. Phát biểu trên đài BBC, Ủy viên Thông tin Elizabeth Denham cho biết đang điều tra xem liệu Facebook có bảo vệ dữ liệu cá nhân trên nền tảng mạng xã hội này không và liệu khi phát hiện ra dữ liệu bị thất thoát, họ có hành động phù hợp và người dùng có được thông báo về việc này không. Bà Denham đang xin lệnh khám xét văn phòng phân tích dữ liệu Cambridge Analytica có trụ sở tại London.
Không chỉ mất tiền
Hãng CNN bình luận vụ bê bối này làm nổi lên vấn đề về kinh doanh khai thác dữ liệu người dùng của Facebook. Doanh nghiệp này kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu của người dùng và bán chúng lại cho các nhà phát triển ứng dụng, quảng cáo. Vì vậy, người dùng hầu như không thể ngăn chặn dữ liệu cá nhân được mua bán cho bên thứ ba và cũng không xác định được mục đích sử dụng của họ là gì. Và ngay cả Facebook cũng thừa nhận với CNN rằng không thể giám sát các nhà phát triển và quảng cáo sử dụng dữ liệu người dùng. Hãng eMarketer ước tính Facebook mất 2,8 triệu người dùng dưới 25 tuổi năm ngoái và giảm thêm 2 triệu người năm nay.
Do ảnh hưởng vụ bê bối này, cổ phiếu Facebook trong hai ngày đầu tuần đã liên tiếp lao dốc lần lượt là 6,8% và 4,4%. Như vậy, cổ phiếu Facebook đã giảm từ 185 USD xuống 165 USD, tương đương với mất hơn 60 tỷ USD, lớn hơn cả vốn hóa hãng xe điện Tesla (52 tỷ USD) và gấp ba Snap (19 tỷ USD). Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng đồng loạt mất điểm trong các phiên giao dịch do đà sụt giảm mạnh của cổ phiếu Facebook lây lan sang nhóm cổ phiếu công nghệ khác.
Facebook cũng đang đối mặt với sự bất tín nhiệm từ phía cổ đông của họ khi Fan Yuan - một cổ đông của Facebook đã đâm đơn kiện mạng xã hội này lên tòa án liên bang ở San Francisco. Đơn kiện thay mặt cho một nhóm cổ đông đã mua cổ phiếu Facebook trong hơn 1 năm qua. Họ cho rằng Facebook đã “cam kết sai lệch và gây nhầm lẫn” về các chính sách của công ty. Nhóm cổ đông cũng khẳng định đã bị Facebook che giấu chuyện cho phép bên thứ ba tiếp cận dữ liệu của hàng triệu người dùng.
Cuộc khủng hoảng hiện tại của Facebook xuất phát từ thuật toán lọc hành vi người dùng để dự báo xu hướng chính trị và nhiều thói quen khác. Công ty tư vấn Cambridge Analytica đã thu thập dữ liệu trái phép của hơn 50 triệu người dùng Facebook để dựng lên các mô thức hành xử của họ nhắm tới các cử tri trong một loạt các chiến dịch bầu cử. Dù Cambridge Analytica cho biết đã hủy kho dữ liệu người dùng họ lấy từ Facebook nhưng trang New York Times lại nói các bản sao dữ liệu này vẫn còn. Và những thông tin như vậy có thể là công cụ đưa ra được mô thức để “dắt mũi” người dùng hành động, gây thay đổi kết quả bầu cử. Dựa vào dữ liệu của hàng chục ngàn người tham gia khảo sát được đánh giá thông qua mô hình thuật toán nói trên, các nhà nghiên cứu thấy chỉ cần dùng 10 like là có thể dự đoán xu hướng và thói quen của cá nhân chính xác hơn cả đồng nghiệp; 70 like, chính xác hơn cả người ở cùng phòng; 150 like, chính xác hơn người trong gia đình và với 300 like, chính xác hơn cả vợ/chồng