EU và bài toán năng lượng hạt nhân

Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước sức ép về giá nhiên liệu tăng cao và sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Bên cạnh đó là mục tiêu cắt giảm khí thải theo Hiệp định Paris. Vì vậy, kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân trong khối một thời giờ đây đang được cân nhắc.
Một nhà máy điện hạt nhân tại Pháp
Một nhà máy điện hạt nhân tại Pháp

Trong bài diễn văn được phát sóng trên truyền hình Pháp hôm 9-11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh: “Lần đầu tiên sau nhiều thập niên, chúng ta sẽ khởi động lại việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân và tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo”. Tuyên bố của nhà lãnh đạo Pháp được đưa ra trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng giá điện và khí đốt tăng vọt. Khi mới nhậm chức, Tổng thống Macron đã cam kết giảm đóng góp của năng lượng hạt nhân trong tổng sản lượng điện của Pháp từ 75% xuống 50% vào năm 2035. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm thay đổi quan điểm ở nước này.

Theo truyền hình Đức DW, hiện Pháp đứng đầu EU về sản xuất điện hạt nhân, chiếm 70% tổng sản lượng điện năm 2020, trong khi Đức ở vị trí thấp nhất với 11,3%. Tháng 12-2021, dự kiến 3 trong số 6 lò phản ứng hạt nhân cuối cùng của Đức sẽ dừng hoạt động. 3 lò còn lại sẽ bắt đầu giảm hoạt động vào năm 2022, như một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm phi hạt nhân hóa. Sự thay đổi đó có thể khiến giá năng lượng tăng cao hơn vì Đức cũng giảm sử dụng than đá và phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt trong ngắn hạn, trong khi có kế hoạch chuyển sang năng lượng tái tạo trong dài hạn.

Tuy nhiên, theo khảo sát 1.000 người từ 18 đến 69 tuổi trên khắp nước Đức vào tháng 9-2021, sự ủng hộ đối với điện hạt nhân tăng 11% so với năm 2018. Sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 26-9, đảng Dân chủ xã hội trung tả, đảng Xanh bảo vệ môi trường và đảng Dân chủ tự do đã bắt đầu các cuộc đàm phán liên minh để thành lập chính phủ tiếp theo của Đức. Thỏa thuận sơ bộ cho thấy, các bên thống nhất cam kết xây dựng các nhà máy điện khí mới và loại bỏ điện than vào năm 2030, không mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân.

Trong EU, Pháp dẫn đầu khối ủng hộ năng lượng hạt nhân như một phương tiện cắt giảm lượng khí thải carbon. Khối này còn có Ba Lan và Cộng hòa Czech. Khối không ủng hộ năng lượng hạt nhân đứng đầu là Đức, tiếp theo là Áo, Đan Mạch, Luxembourg và Tây Ban Nha. Bộ trưởng năng lượng các nước này từng ký một lá thư gửi Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu từ chối quy chế đặc biệt cho điện hạt nhân.

Một số thành viên EU, đặc biệt là Pháp, vốn đầu tư lớn vào hạt nhân và đang thận trọng với việc sử dụng khí đốt từ Nga, coi nguồn năng lượng này là một lựa chọn khả thi. Các quốc gia khác thì tin rằng đã đến lúc phải rời bỏ năng lượng hạt nhân vì lo ngại chất thải hạt nhân gây ô nhiễm phóng xạ. Đó là một tình thế nan giải lâu nay mà EC, cơ quan điều hành của EU, phải giải quyết trong những tuần tới. EC dự kiến sẽ công bố quy tắc phân loại năng lượng bền vững, nhằm giúp các nhà đầu tư biết rõ để định hướng đầu tư. Chủ tịch EC Ursula von der Leyen hồi tháng 10 từng nói: “Chúng ta cần nhiều năng lượng tái tạo hơn, rẻ hơn, không thải khí carbon và có sẵn trong khối EU”. Tuy nhiên, bà nói thêm: “Chúng ta cũng cần một nguồn năng lượng ổn định và năng lượng hạt nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch”.

Những bình luận của bà làm tăng kỳ vọng rằng EC sẽ công bố năng lượng hạt nhân có thể được đưa vào hỗn hợp năng lượng sạch. Vấn đề cốt lõi đối với những người e ngại năng lượng hạt nhân là không có giải pháp cho việc lưu trữ lâu dài chất thải hạt nhân cũng như vấn đề vận hành an toàn. Do vậy, theo họ, đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân là một thách thức.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thành công vượt bậc trong chuyển đổi năng lượng sạch

Thành công vượt bậc trong chuyển đổi năng lượng sạch

Ngày 1-4, Công ty điện lực Helen đã chính thức cho ngừng hoạt động Nhà máy điện than Salmisaari tại Helsinki, góp phần đưa Phần Lan đến thành tựu loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng than trong vòng 10 năm - sớm hơn 4 năm so với dự kiến.

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Ứng dụng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.

Băng biển Bắc cực thấp kỷ lục

Băng biển Bắc cực thấp kỷ lục

Theo số liệu vệ tinh của Trung tâm Dữ liệu băng và tuyết quốc gia Mỹ (NSIDC), băng biển Bắc cực đạt mức tối đa ngày 22-3 vừa qua với diện tích bao phủ 14,33 triệu km², thấp hơn 0,08 triệu km² so với mức thấp kỷ lục trước đó ghi nhận vào năm 2017.

Một cảnh trong The Wakey Show. Ảnh: NHK

The Wakey show - khơi dậy những rung cảm tốt đẹp

Bắt đầu từ ngày 31-3, The Wakey Show - chương trình giáo dục giải trí mới dành cho trẻ em của Đài NHK sẽ được phát sóng hàng ngày, vào lúc 7 giờ sáng, trên kênh NHK Educational TV của Đài Truyền hình NHK (Nhật Bản).

Nỗ lực xóa bất bình đẳng giới về lương

Nỗ lực xóa bất bình đẳng giới về lương

Theo Eurostat, phụ nữ ở EU vẫn kiếm được trung bình ít hơn nam giới 12% vào năm 2023. Chỉ thị minh bạch tiền lương của EU, mà các quốc gia thành viên buộc phải đưa vào luật quốc gia của họ vào tháng 6-2026, là nỗ lực mới nhất về giải quyết bất bình đẳng tiền lương theo giới tính.

Mỹ nhập trứng để bình ổn giá

Mỹ nhập trứng để bình ổn giá

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Brooke Rollins cho biết, nước này đang nhập khẩu trứng từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc để giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung do dịch cúm gia cầm gây ra, đẩy giá cả tăng cao trên cả nước.

Chuyển trực tiếp tế bào da thành tế bào não

Chuyển trực tiếp tế bào da thành tế bào não

Từ năm 2006, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra cách để biến các tế bào trưởng thành trở lại thành tế bào gốc. Từ đó, các tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC) này có thể được chuyển hóa để trở thành bất kỳ loại tế bào nào cần thiết cho một phương pháp điều trị cụ thể.

Trách nhiệm hòa bình của doanh nghiệp

Trách nhiệm hòa bình của doanh nghiệp

Từng là một quốc gia có tỷ lệ nổ súng gây tử vong thấp nhất ở châu Âu, hiện Thụy Điển đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ bạo lực thanh thiếu niên cao nhất lục địa già. Đứng trước thực trạng này, hàng chục doanh nghiệp lớn của đất nước đã hợp tác để hướng trẻ em tránh xa tội phạm băng đảng.

Hy hữu: Người phụ nữ Australia thừa nhận ý định bán ngón chân người

Hy hữu: Người phụ nữ Australia thừa nhận ý định bán ngón chân người

Nhận được thông tin trình báo, cảnh sát đã đến nhà bà Kinman. Người phụ nữ này thừa nhận, phát hiện hai con chó tại trạm cứu hộ động vật nôn ra các ngón chân người, bà tò mò về những ngón chân và lấy chúng vì biết một số người thường sưu tầm những thứ kỳ lạ. Cảnh sát sau đó phát hiện bà Kinman là một thành viên của hội nhóm Facebook có tên "Bone Buddies Australia". Các thành viên của nhóm này chuyên mua bán, trao đổi các mẫu vật.

Phục vụ trên một máy bay tư nhân ở Thái Lan Ảnh: Advanceaviation

Thái Lan thúc đẩy du lịch hàng không tư nhân

Thái Lan đang hướng tới mở rộng dịch vụ hàng không tư nhân (máy bay của cá nhân hoặc thuê riêng) với mục tiêu trở thành trung tâm du lịch hàng không nói chung. Trong đó, một trong các ưu tiên là du khách giàu có sử dụng máy bay riêng.

Bùng nổ ngành nông nghiệp quang điện

Bùng nổ ngành nông nghiệp quang điện

Ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời đang bùng nổ của Mỹ, trong nỗ lực xanh hóa nguồn cung cấp điện, đã tìm thấy một người hùng không ai ngờ tới - những chú cừu khiêm nhường.

Cây trồng ở các vùng vĩ độ thấp dễ gặp rủi ro trước biển đổi khí hậu. Ảnh: enn.com

30 loại cây lương thực chính có nguy cơ bị đe dọa

Theo kết quả một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Aalto (Phần Lan) đăng trên Tờ Nature Food, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu có thể gặp rủi ro do sự suy giảm đáng kể về đa dạng cây trồng.

Chip máy tính lượng tử thế hệ mới

Chip máy tính lượng tử thế hệ mới

Theo Fortune, công ty điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS) - công ty con của “gã khổng lồ” bán lẻ trực tuyến Amazon, vừa ra mắt một chip máy tính lượng tử thế hệ mới mang tên Ocelot (ảnh), với tham vọng rút ngắn thời gian phát triển một máy tính lượng tử phục vụ cho mục đích thương mại.

Thúc đẩy quyền lực mềm bằng... ẩm thực

Thúc đẩy quyền lực mềm bằng... ẩm thực

Vừa qua, trong chuyến thăm tới Davos, Thụy Sĩ để dự Hội nghị thường niên năm 2025 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết, xứ sở Chùa Vàng đã sẵn sàng để trở thành “nhà bếp của thế giới”. Bà Paetongtarn nhấn mạnh, vương quốc này đang thúc đẩy lĩnh vực ẩm thực như một trong những quyền lực mềm quan trọng.

Nỗi niềm người xa xứ

Nỗi niềm người xa xứ

Cho dù sống ở miền đất nào trên thế giới, làm nghề gì và có kinh nghiệm sống bao năm, lòng người Việt vẫn cứ chùng xuống da diết mỗi dịp giao mùa, giao thời và giai đoạn chuyển biến trong cuộc đời. Người con xa xứ muốn sum họp với gia đình, họ hàng, bạn bè để ăn cho thỏa các món ăn quê nhà, đi trên những con phố quen, ngắm những cảnh đẹp vẫn thường nhung nhớ...

Bộ xử lý Majorana 1 của Microsoft có kích thước nhỏ gọn Ảnh: MICROSOFT

Microsoft công bố chip lượng tử đột phá Majorana 1

Microsoft vừa công bố một bước tiến đột phá trong lĩnh vực máy tính lượng tử khi phát minh ra một loại chip lượng tử hoàn toàn mới mang tên Majorana 1, mở ra tiềm năng của máy tính lượng tử trong việc giải quyết các vấn đề ở quy mô công nghiệp.

Đem pin đến điểm thu gom của Bebat. Ảnh: Bebat

Hành động nhỏ tạo khác biệt lớn

Tổ chức môi trường Bebat của Bỉ vừa chính thức khởi động chiến dịch “Nhiệm vụ khả thi!”, với mục tiêu đầy tham vọng là thu hồi 60 triệu cục pin và bình ắc quy đã qua sử dụng tại vùng Wallonie và Brussels từ bây giờ đến 17-3.

Thu hoạch lúa gạo ở Trung Quốc. Ảnh: THX

Phát triển giống lúa mới, tốt cho tim mạch

Các nhà khoa học tại nhiều trung tâm và viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã đạt được một bước tiến lớn trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch cộng đồng. Đó là, thông qua việc tạo ra một giống lúa mới có khả năng sản xuất coenzyme CoQ10.