Gây sức ép
Vào ngày 22-7, các nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đã nhất trí về một dự luật bao gồm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, Iran và Triều Tiên. Theo kế hoạch, dự luật này sẽ được trình Hạ viện xem xét vào ngày 25-7, sau đó là Thượng viện và cuối cùng trình Tổng thống Donald Trump ký ban hành vào cuối tháng 7.
Vào ngày 22-7, các nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đã nhất trí về một dự luật bao gồm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, Iran và Triều Tiên. Theo kế hoạch, dự luật này sẽ được trình Hạ viện xem xét vào ngày 25-7, sau đó là Thượng viện và cuối cùng trình Tổng thống Donald Trump ký ban hành vào cuối tháng 7.
Nội dung của dự luật trên bao gồm các quy định có thể ngăn cản Tổng thống Donald Trump đưa ra quyết định gỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Nga và trao cho Quốc hội quyền phủ quyết mọi đề xuất của tổng thống dẫn đến “sự điều chỉnh đáng kể” trong chính sách đối ngoại của Washington đối với Mátxcơva, bao gồm cả việc nới lỏng các lệnh trừng phạt hay việc trao trả 2 cơ sở ngoại giao Nga ở Maryland và New York bị Washington phong tỏa hồi năm ngoái.
Dự luật trên được công bố trong lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump đang hứng chịu chỉ trích của giới truyền thông liên quan các cuộc điều tra đang diễn ra về nghi vấn Mátxcơva can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và khả năng có sự thông đồng với chiến dịch tranh cử của ông Trump. Phía Nga luôn phủ nhận những cáo buộc này. Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Nga nhằm phản đối việc Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine năm 2014. Giới quan sát nhận định, việc lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ nóng lòng thống nhất dự luật trừng phạt mới nhằm vào Nga đã gửi thông điệp muốn gây sức ép lên Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sau khi ông có ý định “bẻ lái” trong quan hệ với Nga sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20.
Bất lợi cho kinh tế EU
Về phía EU nêu rõ: “Chúng tôi quan ngại các biện pháp mà Quốc hội Mỹ đã thảo luận có thể gây ra những hậu quả khó lường trước, không chỉ đối với sự thống nhất giữa hai bờ Đại Tây Dương và G7, mà còn đối với lợi ích an ninh năng lượng và kinh tế của EU”. Ngoài ra, tuyên bố của EU nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa các đối tác. Theo đánh giá của khối này, tác động thực địa của các biện pháp trừng phạt Nga đã tăng lên và thông qua sự phối hợp, các bên có thể tránh được những điều bất ngờ và kiểm soát những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình vận hành kinh tế.
Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, việc Washington thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Mátxcơva, cũng như Iran, xuất phát từ những tính toán trong nước của Mỹ, gây ảnh hưởng đến nỗ lực của EU trong việc đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng, cụ thể liên quan đến dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, hiện do tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom thực hiện.
Trước đó, Đức từng cảnh báo sẽ có hành động trả đũa nếu Mỹ có động thái trừng phạt các doanh nghiệp nước này tham gia dự án xây dựng đường dẫn khí đốt chạy từ Nga qua biển Baltic tới Đức nói trên. Bất đồng giữa Washington và Berlin trong vấn đề trừng phạt Mátxcơva được cho là có thể cản trở EU tìm được tiếng nói chung trong quá trình đàm phán với Nga về dự án này. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cũng đã bày tỏ quan điểm ủng hộ xóa bỏ dần các biện pháp trừng phạt chống Nga để mang lại hòa bình ở Ukraine. Ngoại trưởng Đức cho rằng, Mỹ cố ép Nga vào góc, đẩy bật khi đốt Nga khỏi châu Âu và khiến các công dân châu Âu phải mua khí đốt của Mỹ. Thực tế cho thấy, các biện pháp trừng phạt liên tiếp được tung ra nhưng tình hình miền Đông Ukraine không hạ nhiệt, mà các nước thuộc nền kinh tế châu Âu còn bị ảnh hưởng
Dự luật trên được công bố trong lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump đang hứng chịu chỉ trích của giới truyền thông liên quan các cuộc điều tra đang diễn ra về nghi vấn Mátxcơva can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và khả năng có sự thông đồng với chiến dịch tranh cử của ông Trump. Phía Nga luôn phủ nhận những cáo buộc này. Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Nga nhằm phản đối việc Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine năm 2014. Giới quan sát nhận định, việc lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ nóng lòng thống nhất dự luật trừng phạt mới nhằm vào Nga đã gửi thông điệp muốn gây sức ép lên Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sau khi ông có ý định “bẻ lái” trong quan hệ với Nga sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20.
Bất lợi cho kinh tế EU
Về phía EU nêu rõ: “Chúng tôi quan ngại các biện pháp mà Quốc hội Mỹ đã thảo luận có thể gây ra những hậu quả khó lường trước, không chỉ đối với sự thống nhất giữa hai bờ Đại Tây Dương và G7, mà còn đối với lợi ích an ninh năng lượng và kinh tế của EU”. Ngoài ra, tuyên bố của EU nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi có sự phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa các đối tác. Theo đánh giá của khối này, tác động thực địa của các biện pháp trừng phạt Nga đã tăng lên và thông qua sự phối hợp, các bên có thể tránh được những điều bất ngờ và kiểm soát những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình vận hành kinh tế.
Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, việc Washington thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Mátxcơva, cũng như Iran, xuất phát từ những tính toán trong nước của Mỹ, gây ảnh hưởng đến nỗ lực của EU trong việc đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng, cụ thể liên quan đến dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, hiện do tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom thực hiện.
Trước đó, Đức từng cảnh báo sẽ có hành động trả đũa nếu Mỹ có động thái trừng phạt các doanh nghiệp nước này tham gia dự án xây dựng đường dẫn khí đốt chạy từ Nga qua biển Baltic tới Đức nói trên. Bất đồng giữa Washington và Berlin trong vấn đề trừng phạt Mátxcơva được cho là có thể cản trở EU tìm được tiếng nói chung trong quá trình đàm phán với Nga về dự án này. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cũng đã bày tỏ quan điểm ủng hộ xóa bỏ dần các biện pháp trừng phạt chống Nga để mang lại hòa bình ở Ukraine. Ngoại trưởng Đức cho rằng, Mỹ cố ép Nga vào góc, đẩy bật khi đốt Nga khỏi châu Âu và khiến các công dân châu Âu phải mua khí đốt của Mỹ. Thực tế cho thấy, các biện pháp trừng phạt liên tiếp được tung ra nhưng tình hình miền Đông Ukraine không hạ nhiệt, mà các nước thuộc nền kinh tế châu Âu còn bị ảnh hưởng