Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đầu tháng 6-2018 đã có 23/36 nhà máy đường (NMĐ) kết thúc vụ sản xuất. Các nhà máy đã ép được gần 14 triệu tấn mía, sản xuất trên 1,33 triệu tấn đường. Lượng đường tồn kho tại các NMĐ là 671.000 tấn. Hiện giá đường lậu Thái Lan bán tại Huế, Đồng Hới là 10.500 - 10.600 đồng/kg, tại một số tỉnh miền Bắc là 11.000 - 11.200 đồng/kg; tại ĐBSCL giao động ở mức 10.500 đồng/kg. Nhiều NMĐ Việt Nam buộc phải hạ giá bán bằng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất.
Theo phân tích của giám đốc một NMĐ ở ĐBSCL, đường Việt Nam khó đấu lại đường lậu Thái Lan. Bởi lâu nay, kênh phân phối của Thái Lan có sự “bao hộ che chắn” cho nông dân trồng mía khá bài bản. Sản lượng đường cát Thái Lan được phân thành 3 quota là A,B,C. Theo đó, số lượng nằm trong quota A, B được mua với giá đảm bảo lợi nhuận cho nông dân, bán tại thị trường trong nước và xuất khẩu (để cân đối điều tiết giá hợp lý). Đường dư thừa gọi là quota C, buộc các doanh nghiệp bán ra nước ngoài với giá nào cũng được. Hiện nhiều NMĐ khu vực ĐBSCL do không cạnh tranh nổi đã phá sản, một vài NMĐ khác đang rơi vào cảnh thua lỗ, nợ tiền mua mía nguyên liệu của nông dân. Các NMĐ đang thêm nỗi lo khi vụ mía mới Thái Lan được mùa lớn (dự kiến ban đầu đạt kỷ lục 11 triệu tấn, đến 30-4 đã đạt 14,2 triệu tấn) và giá đường thế giới thấp nên đường lậu Thái Lan tràn vào nhiều. Giá đường trong nước của Việt Nam khó được cải thiện.
Ngày 13-6, làm việc với lãnh đạo 3 NMĐ đang hoạt động trên địa bàn, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty bao tiêu mía cho nông dân… Về lâu dài, các nhà máy và nông dân cần tính đến phương án giảm chi phí sản xuất mía, vận động người dân tuân thủ đúng hợp đồng bao tiêu.
Theo phân tích của giám đốc một NMĐ ở ĐBSCL, đường Việt Nam khó đấu lại đường lậu Thái Lan. Bởi lâu nay, kênh phân phối của Thái Lan có sự “bao hộ che chắn” cho nông dân trồng mía khá bài bản. Sản lượng đường cát Thái Lan được phân thành 3 quota là A,B,C. Theo đó, số lượng nằm trong quota A, B được mua với giá đảm bảo lợi nhuận cho nông dân, bán tại thị trường trong nước và xuất khẩu (để cân đối điều tiết giá hợp lý). Đường dư thừa gọi là quota C, buộc các doanh nghiệp bán ra nước ngoài với giá nào cũng được. Hiện nhiều NMĐ khu vực ĐBSCL do không cạnh tranh nổi đã phá sản, một vài NMĐ khác đang rơi vào cảnh thua lỗ, nợ tiền mua mía nguyên liệu của nông dân. Các NMĐ đang thêm nỗi lo khi vụ mía mới Thái Lan được mùa lớn (dự kiến ban đầu đạt kỷ lục 11 triệu tấn, đến 30-4 đã đạt 14,2 triệu tấn) và giá đường thế giới thấp nên đường lậu Thái Lan tràn vào nhiều. Giá đường trong nước của Việt Nam khó được cải thiện.
Ngày 13-6, làm việc với lãnh đạo 3 NMĐ đang hoạt động trên địa bàn, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty bao tiêu mía cho nông dân… Về lâu dài, các nhà máy và nông dân cần tính đến phương án giảm chi phí sản xuất mía, vận động người dân tuân thủ đúng hợp đồng bao tiêu.