Đặc biệt, TPHCM còn thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản thực phẩm thông qua việc tổ chức các phiên chợ nông sản trên địa bàn 24 quận, huyện của thành phố.
Qua 5 năm tổ chức, Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp TPHCM được tổ chức thường niên tại Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM (quận 12), đã trở thành cầu nối hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp đô thị thành phố. Với quy mô đạt trung bình hơn 300 gian hàng mỗi năm tổ chức, Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp TPHCM mang lại cơ hội cho các nông dân, trang trại, doanh nghiệp sản xuất giống trên địa bàn TPHCM tìm kiếm đối tác hợp tác đầu tư, kinh doanh với các tỉnh, thành phố lân cận.
Tương tự, Chợ phiên nông sản do Hội Nông dân Việt Nam TPHCM phối hợp Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tổ chức liên tục trong nhiều năm, đến nay đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đến từ 17 tỉnh, thành thuộc miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ và miền Trung. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của TPHCM, nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp khu vực phía Nam quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại. Trong đó, ưu tiên các chương trình giúp nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo bà Vũ Kim Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Phiên chợ xanh tử tế do đơn vị này tổ chức xuyên suốt mỗi tuần/lần từ năm 2016 đến nay, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người tiêu dùng muốn mua nông sản sạch, được bán trực tiếp từ các nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất. Tại phiên chợ này, người tiêu dùng mua bán với nhau không chỉ bằng tờ giấy chứng nhận an toàn, mà phần nhiều bằng niềm tin vào sự tử tế, niềm tin vào cái tâm của người trồng - người bán. Đặc biệt, để tổ chức Phiên chợ xanh tử tế, BSA đã phải đến khảo sát trực tiếp tại từng nhà vườn; không chỉ kiểm tra khâu sản xuất, chất lượng sản phẩm mà còn tìm hiểu sự hiểu biết và cái tâm của người trồng rau. Bởi theo bà Kim Anh, có như vậy BSA mới dám đặt niềm tin và thuyết phục những người tiêu dùng khác tin vào sự tử tế, cái tâm và sự xanh sạch.
Nông nghiệp được xác định là lĩnh vực kinh tế quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển của TPHCM. Do đó, để bắt kịp xu thế và yêu cầu cấp thiết của người tiêu dùng và thị trường về tiêu chuẩn của sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hướng đến cải thiện năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Có như vậy, mới từng bước đưa ngành nông nghiệp TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng hiệu quả lợi thế của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA).
Mặc dù đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp thành phố, nhưng Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm vẫn lưu ý các sở, ngành cần phải quan tâm đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ; có chính sách phù hợp để thu hút các tổ chức doanh nghiệp, nông dân tham gia hưởng ứng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Song song đó, có những giải pháp thiết thực thúc đẩy đầu tư khoa học công nghệ, cơ sở vật chất hạ tầng như trung tâm công nghệ sinh học; hỗ trợ về chi phí thử nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm... Đặc biệt, tăng cường chuyển giao giống cây trồng, công nghệ cho bà con nông dân; xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp phù hợp với đặc thù của thành phố.
Trong buổi tham quan cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm an toàn tại Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Phú Lộc và Công ty cổ phần Nông nghiệp kỹ thuật Việt tại huyện Củ Chi của đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM vừa qua, bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, cho biết: Hiện nay, TPHCM đang có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sạch để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Thành phố luôn khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất theo mô hình sản phẩm an toàn; đồng thời hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giúp nông dân sản xuất ra những sản phẩm an toàn và chất lượng.
Tương tự, Chợ phiên nông sản do Hội Nông dân Việt Nam TPHCM phối hợp Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tổ chức liên tục trong nhiều năm, đến nay đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đến từ 17 tỉnh, thành thuộc miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam bộ và miền Trung. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của TPHCM, nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp khu vực phía Nam quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại. Trong đó, ưu tiên các chương trình giúp nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, liên doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo bà Vũ Kim Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Phiên chợ xanh tử tế do đơn vị này tổ chức xuyên suốt mỗi tuần/lần từ năm 2016 đến nay, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người tiêu dùng muốn mua nông sản sạch, được bán trực tiếp từ các nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất. Tại phiên chợ này, người tiêu dùng mua bán với nhau không chỉ bằng tờ giấy chứng nhận an toàn, mà phần nhiều bằng niềm tin vào sự tử tế, niềm tin vào cái tâm của người trồng - người bán. Đặc biệt, để tổ chức Phiên chợ xanh tử tế, BSA đã phải đến khảo sát trực tiếp tại từng nhà vườn; không chỉ kiểm tra khâu sản xuất, chất lượng sản phẩm mà còn tìm hiểu sự hiểu biết và cái tâm của người trồng rau. Bởi theo bà Kim Anh, có như vậy BSA mới dám đặt niềm tin và thuyết phục những người tiêu dùng khác tin vào sự tử tế, cái tâm và sự xanh sạch.
Nông nghiệp được xác định là lĩnh vực kinh tế quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển của TPHCM. Do đó, để bắt kịp xu thế và yêu cầu cấp thiết của người tiêu dùng và thị trường về tiêu chuẩn của sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hướng đến cải thiện năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Có như vậy, mới từng bước đưa ngành nông nghiệp TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng hiệu quả lợi thế của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA).
Mặc dù đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp thành phố, nhưng Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm vẫn lưu ý các sở, ngành cần phải quan tâm đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ; có chính sách phù hợp để thu hút các tổ chức doanh nghiệp, nông dân tham gia hưởng ứng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Song song đó, có những giải pháp thiết thực thúc đẩy đầu tư khoa học công nghệ, cơ sở vật chất hạ tầng như trung tâm công nghệ sinh học; hỗ trợ về chi phí thử nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm... Đặc biệt, tăng cường chuyển giao giống cây trồng, công nghệ cho bà con nông dân; xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp phù hợp với đặc thù của thành phố.
Trong buổi tham quan cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm an toàn tại Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Phú Lộc và Công ty cổ phần Nông nghiệp kỹ thuật Việt tại huyện Củ Chi của đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM vừa qua, bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, cho biết: Hiện nay, TPHCM đang có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sạch để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Thành phố luôn khuyến khích các doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất theo mô hình sản phẩm an toàn; đồng thời hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giúp nông dân sản xuất ra những sản phẩm an toàn và chất lượng.