- Không ít hành khách than phiền khi bị dồn chuyến. Họ đoán rằng hãng bay làm thế để giảm chi phí. Có phải vậy không?
- Chỉ cần một chuyến bay đến trễ, hàng loạt chuyến khác sẽ bị “dính” theo. Mà khi trễ chuyến, chính hãng bay là bên thiệt hại nhiều nhất. Nếu hạ tầng quá tải, máy bay không đáp được liền, mỗi phút bay lòng vòng sẽ tốn vài triệu đồng tiền xăng. Thiệt hại còn là sức khỏe, chi phí dịch vụ mặt đất, an ninh, uy tín thương hiệu… Nói thế để thấy rằng chính hãng bay là bên ớn việc bị chậm hoặc hủy chuyến nhất. Máy bay đúng giờ chủ yếu được quyết định ở mặt đất, không phải ở trên trời.
- Vậy rốt cuộc đâu là giải pháp để chuyện “giờ dây thun” của cất cánh và đáp giảm đi?
- Giảm thiểu tình trạng trễ, hủy chuyến phụ thuộc vào khả năng điều phối, quản lý. Cục trưởng Cục Hàng không xứ mình mới đây khẳng định nếu đã làm triệt để các giải pháp mà vẫn bị chậm, hủy chuyến thì buộc phải cắt giảm số chuyến bay. Đối với hành khách, chất lượng dịch vụ hàng không chỉ nằm trong mấy chữ: được bay đúng giờ.