Theo đó, những bạn trẻ đóng tiền vào học trung tâm này, hàng ngày được nghe dạy về đa cấp, về cách làm giàu.
Học viên của trung tâm có độ tuổi từ 16 - 22 với mức phí gần chục triệu đồng cho một khóa học. Nếu thiếu tiền, ở trung tâm này có luôn dịch vụ... cho vay nặng lãi để đóng học phí. Mức lãi mà trung tâm cho sinh viên vay lên đến 180%/năm, gấp 9 lần mức lãi suất cho phép.
Nhận tiền xong, người vay phải về trung tâm để đóng học phí.
Những buổi học về dạy làm giàu được bắt đầu ngay. Học viên hò hét, reo hò nồng nhiệt khi nghe giáo viên giảng bài. Sở dĩ có được tinh thần hào hứng này là do ở đây luôn hỗ trợ học viên theo mô hình đa cấp: Đưa bạn đến đây sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng…
Nhiều sinh viên đã phản ánh với truyền thông khi học mãi, nghe mãi vẫn chưa thấy giàu, chỉ thấy nợ là tăng lên, thậm chí đến mức sinh viên không đủ tiền ăn, tiền mặc, đành nhịn đói tới lớp.
Sinh viên bị ép hay đam mê đa cấp không phải là chuyện hiếm. Nhiều sinh viên mong muốn kiếm tiền để thoải mái hơn trong chi tiêu sinh hoạt và phụ giúp gia đình. Ngay từ năm nhất, nhiều sinh viên chân ướt chân ráo lần đầu tiên đến thành phố nhập học nhưng đã nghĩ ngay đến chuyện tìm việc làm thêm. Sau khi tìm việc trên các trang web, mạng xã hội…, đã có không ít bạn trẻ rơi vào cái bẫy hàng đa cấp. Khi đã rơi vào cảnh nợ nần, không còn cách nào khác, nhiều em phải bỏ học kiếm tiền trả nợ, hoặc tiếp tục đi lừa người khác.
Theo chia sẻ từ T.T., sinh viên năm cuối Trường Đại học Khoa học tự nhiên, sinh viên mắc bẫy hàng đa cấp thường học năm nhất, đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nên dễ bị dụ khi tìm việc trên mạng.
Theo nhiều sinh viên ở khu vực Làng Đại học Thủ Đức, những nhân viên môi giới bán hàng đa cấp còn đứng trước cổng trường và vào thẳng khuôn viên ký túc xá, giả bộ làm quen, theo kiểu: “Em có quen anh A, B khoa X, Y gì không? Nhìn em dễ thương, hiền lành, có muốn tham gia nhóm tình nguyện…”. Sau khi lân la làm quen, xin số điện thoại và sau đó liên tục gọi điện chào mời, giới thiệu việc làm thêm và đặc biệt thu nhập rất cao mỗi tháng.
T.T. cũng cho hay, trước khi nhập học, nhà trường luôn có các hoạt động tư vấn, cảnh báo sinh viên năm nhất về những cái bẫy bán hàng đa cấp, trong đó khuyên sinh viên không nên đưa số điện thoại cho người lạ. Nhưng nhiều sinh viên vẫn nhẹ dạ và bị hấp dẫn bởi việc kiếm tiền nên vướng vào đa cấp từ lúc nào không hay.
Tệ nạn bán hàng đa cấp lừa đảo đang âm thầm gặm nhấm giảng đường đại học. Trước những thủ đoạn tinh vi của các công ty bán hàng đa cấp, việc tuyên truyền một cách tích cực đến sinh viên là rất cần thiết. Và đó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà còn là trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn - Hội, để giúp sinh viên tránh xa được những cạm bẫy.
Học viên của trung tâm có độ tuổi từ 16 - 22 với mức phí gần chục triệu đồng cho một khóa học. Nếu thiếu tiền, ở trung tâm này có luôn dịch vụ... cho vay nặng lãi để đóng học phí. Mức lãi mà trung tâm cho sinh viên vay lên đến 180%/năm, gấp 9 lần mức lãi suất cho phép.
Nhận tiền xong, người vay phải về trung tâm để đóng học phí.
Những buổi học về dạy làm giàu được bắt đầu ngay. Học viên hò hét, reo hò nồng nhiệt khi nghe giáo viên giảng bài. Sở dĩ có được tinh thần hào hứng này là do ở đây luôn hỗ trợ học viên theo mô hình đa cấp: Đưa bạn đến đây sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng…
Nhiều sinh viên đã phản ánh với truyền thông khi học mãi, nghe mãi vẫn chưa thấy giàu, chỉ thấy nợ là tăng lên, thậm chí đến mức sinh viên không đủ tiền ăn, tiền mặc, đành nhịn đói tới lớp.
Sinh viên bị ép hay đam mê đa cấp không phải là chuyện hiếm. Nhiều sinh viên mong muốn kiếm tiền để thoải mái hơn trong chi tiêu sinh hoạt và phụ giúp gia đình. Ngay từ năm nhất, nhiều sinh viên chân ướt chân ráo lần đầu tiên đến thành phố nhập học nhưng đã nghĩ ngay đến chuyện tìm việc làm thêm. Sau khi tìm việc trên các trang web, mạng xã hội…, đã có không ít bạn trẻ rơi vào cái bẫy hàng đa cấp. Khi đã rơi vào cảnh nợ nần, không còn cách nào khác, nhiều em phải bỏ học kiếm tiền trả nợ, hoặc tiếp tục đi lừa người khác.
Theo chia sẻ từ T.T., sinh viên năm cuối Trường Đại học Khoa học tự nhiên, sinh viên mắc bẫy hàng đa cấp thường học năm nhất, đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nên dễ bị dụ khi tìm việc trên mạng.
Theo nhiều sinh viên ở khu vực Làng Đại học Thủ Đức, những nhân viên môi giới bán hàng đa cấp còn đứng trước cổng trường và vào thẳng khuôn viên ký túc xá, giả bộ làm quen, theo kiểu: “Em có quen anh A, B khoa X, Y gì không? Nhìn em dễ thương, hiền lành, có muốn tham gia nhóm tình nguyện…”. Sau khi lân la làm quen, xin số điện thoại và sau đó liên tục gọi điện chào mời, giới thiệu việc làm thêm và đặc biệt thu nhập rất cao mỗi tháng.
T.T. cũng cho hay, trước khi nhập học, nhà trường luôn có các hoạt động tư vấn, cảnh báo sinh viên năm nhất về những cái bẫy bán hàng đa cấp, trong đó khuyên sinh viên không nên đưa số điện thoại cho người lạ. Nhưng nhiều sinh viên vẫn nhẹ dạ và bị hấp dẫn bởi việc kiếm tiền nên vướng vào đa cấp từ lúc nào không hay.
Tệ nạn bán hàng đa cấp lừa đảo đang âm thầm gặm nhấm giảng đường đại học. Trước những thủ đoạn tinh vi của các công ty bán hàng đa cấp, việc tuyên truyền một cách tích cực đến sinh viên là rất cần thiết. Và đó không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà còn là trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn - Hội, để giúp sinh viên tránh xa được những cạm bẫy.