Và một lần nữa, sau những ồn ào của những người mẫu Việt quằn quại, đau đớn, “nude” vì môi trường, thì đây là lần đầu tiên những bức tượng nuy được đem ra tranh luận mổ xẻ.
Luồng dư luận chủ lưu chê thì khẳng định rằng, người ta chê không phải vì đó là tượng khỏa thân, mà chê đơn giản vì nó xấu, thô thiển, dung tục, không hiểu tạc ra để làm gì? Để ca ngợi vẻ đẹp hình thể cũng không phải, bởi trông vào những bức tượng ấy người ra chẳng thấy gợi lên được chút rung cảm thẩm mỹ nào ngoài sự hài hước. Nói chung đó là những tác phẩm thất bại. Chẳng những thế, sau khi bị đưa lên mạng, bị chê xấu, khu du lịch này lại hồn nhiên chọn giải pháp mặc quần bơi cho tượng đá. Các bức tượng vốn đã không đẹp mắt, giờ lại càng thêm kệch cỡm, xấu xí. Có vài bức tượng sau khi được mặc quần thì tay lại chui luôn vào trong quần, trông lại càng thảm hại. Chưa dừng lại ở đó, sự việc được đẩy ồn ào thêm một lần nữa khi tượng đá lại bị “lột đồ” và thay vào đó là những chùm lá, quả nhựa xanh xanh, đỏ đỏ.
Luồng dư luận chủ lưu chê thì khẳng định rằng, người ta chê không phải vì đó là tượng khỏa thân, mà chê đơn giản vì nó xấu, thô thiển, dung tục, không hiểu tạc ra để làm gì? Để ca ngợi vẻ đẹp hình thể cũng không phải, bởi trông vào những bức tượng ấy người ra chẳng thấy gợi lên được chút rung cảm thẩm mỹ nào ngoài sự hài hước. Nói chung đó là những tác phẩm thất bại. Chẳng những thế, sau khi bị đưa lên mạng, bị chê xấu, khu du lịch này lại hồn nhiên chọn giải pháp mặc quần bơi cho tượng đá. Các bức tượng vốn đã không đẹp mắt, giờ lại càng thêm kệch cỡm, xấu xí. Có vài bức tượng sau khi được mặc quần thì tay lại chui luôn vào trong quần, trông lại càng thảm hại. Chưa dừng lại ở đó, sự việc được đẩy ồn ào thêm một lần nữa khi tượng đá lại bị “lột đồ” và thay vào đó là những chùm lá, quả nhựa xanh xanh, đỏ đỏ.
Khi dư luận lên tiếng, tác giả vườn tượng ấy lại cho rằng anh ta tạo ra các tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp đầy đủ, nguyên lành của con người, chỉ thay đổi cách điệu khuôn mặt mang tướng tinh đại diện cho con giáp của từng linh vật. Tác giả còn biện dẫn hàng loạt các dẫn chứng về các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng trên thế giới ra đối sánh và bày tỏ mong muốn cộng đồng phải coi vườn tượng này là những tác phẩm nghệ thuật để nhìn nhận nó với con mắt nghệ thuật…
Ai cũng hiểu ranh giới mong manh giữa nghệ thuật và phản cảm là rất mong manh, song cũng không vì thế mà có thể lợi dụng danh nghĩa nghệ thuật để bao che cho sự vụng về, chắp vá thiếu thẩm mỹ. Và bộ tượng kỳ dị kia lại là một dẫn chứng sinh động cho việc đánh tráo khái niệm về sáng tạo, về nghệ thuật. Nếu quảng đại quần chúng ngoài kia không có con mắt nghệ thuật, không nhận biết được chân của giá trị của những tượng đá, vậy những nghệ sĩ, họa sĩ, nhà phê bình nghệ thuật, những người làm nghề uy tín thì sao? Không giấu cảm xúc phẫn nộ, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Lương Xuân Đoàn thẳng thắn nhận định hình ảnh 12 con giáp xuất hiện trên mạng mấy ngày qua tồn tại còn hơn cả sự ám ảnh. Đó là cú thách thức lớn đối với những chuẩn mực của một nền nghệ thuật, nhất là nghệ thuật nơi không gian công cộng. Mạnh mẽ hơn nữa, nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh khẳng định đó chính là ngụy biện, mạo danh nghệ thuật.
Câu chuyện không nằm ở chỗ tượng khỏa thân có dung tục hay không, cốt lõi là cả lố 12 con giáp này quá tệ về tạo hình cũng như sai lầm trong cách đặt vấn đề. “Gắn đầu 12 con giáp vào thân người là đi ngược triết lý nhân văn, không phù hợp với quan niệm văn hóa tâm linh của người Việt. Đừng tranh luận chuyện dung tục, phồn thực và thô thiển. Cũng không được phép so sánh với những tuyệt tác nghệ thuật tượng khỏa thân trên thế giới bởi một bên là nghệ thuật, một bên chẳng biết nên gọi là gì…”.
Ai cũng hiểu ranh giới mong manh giữa nghệ thuật và phản cảm là rất mong manh, song cũng không vì thế mà có thể lợi dụng danh nghĩa nghệ thuật để bao che cho sự vụng về, chắp vá thiếu thẩm mỹ. Và bộ tượng kỳ dị kia lại là một dẫn chứng sinh động cho việc đánh tráo khái niệm về sáng tạo, về nghệ thuật. Nếu quảng đại quần chúng ngoài kia không có con mắt nghệ thuật, không nhận biết được chân của giá trị của những tượng đá, vậy những nghệ sĩ, họa sĩ, nhà phê bình nghệ thuật, những người làm nghề uy tín thì sao? Không giấu cảm xúc phẫn nộ, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Lương Xuân Đoàn thẳng thắn nhận định hình ảnh 12 con giáp xuất hiện trên mạng mấy ngày qua tồn tại còn hơn cả sự ám ảnh. Đó là cú thách thức lớn đối với những chuẩn mực của một nền nghệ thuật, nhất là nghệ thuật nơi không gian công cộng. Mạnh mẽ hơn nữa, nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh khẳng định đó chính là ngụy biện, mạo danh nghệ thuật.
Câu chuyện không nằm ở chỗ tượng khỏa thân có dung tục hay không, cốt lõi là cả lố 12 con giáp này quá tệ về tạo hình cũng như sai lầm trong cách đặt vấn đề. “Gắn đầu 12 con giáp vào thân người là đi ngược triết lý nhân văn, không phù hợp với quan niệm văn hóa tâm linh của người Việt. Đừng tranh luận chuyện dung tục, phồn thực và thô thiển. Cũng không được phép so sánh với những tuyệt tác nghệ thuật tượng khỏa thân trên thế giới bởi một bên là nghệ thuật, một bên chẳng biết nên gọi là gì…”.
Nhiều nhà điêu khắc, những người vốn vẫn được cho là rất kiệm lời cũng buộc phải lên tiếng bởi bộ tượng không những không đạt ở khía cạnh thị giác, thẩm mỹ dù chỉ ở mức sơ đẳng mà còn pha tạp các thứ nhố nhăng, hổ lốn… Sau rất nhiều ồn ào, đơn vị quản lý văn hóa ở địa phương cũng đã vào cuộc và buộc chủ doanh nghiệp phải che chắn, quây kín khu vực tượng, không cho khách tham quan vào trong. Đây là giải pháp tạm thời trong khi chờ thành lập hội đồng nghệ thuật thẩm định, đánh giá yếu tố mỹ thuật, giáo dục… của bộ tượng trước khi đưa ra đề xuất giải pháp dẹp bỏ hay tiếp tục trưng bày.
Câu chuyện về 12 bức tượng này một lần nữa xới lên những vướng mắc của giới làm nghề, đó là nghịch lý đầu ra - đầu vào trong mảng điêu khắc ngoài trời. Trong khi nhiều nhà điêu khắc không có đất để sống, tác phẩm làm ra sau khi triển lãm lại cất kho thì nhiều không gian công cộng lại chưa có được tác phẩm xứng tầm để trưng bày. Chính việc không kết nối được giữa cha đẻ của các tác phẩm điêu khắc đích thực với người sử dụng cũng là một nguyên nhân khiến những tác phẩm “lỗi’ như tượng 12 con giáp có đất trưng bày ở Hòn Dáu.
Câu chuyện về 12 bức tượng này một lần nữa xới lên những vướng mắc của giới làm nghề, đó là nghịch lý đầu ra - đầu vào trong mảng điêu khắc ngoài trời. Trong khi nhiều nhà điêu khắc không có đất để sống, tác phẩm làm ra sau khi triển lãm lại cất kho thì nhiều không gian công cộng lại chưa có được tác phẩm xứng tầm để trưng bày. Chính việc không kết nối được giữa cha đẻ của các tác phẩm điêu khắc đích thực với người sử dụng cũng là một nguyên nhân khiến những tác phẩm “lỗi’ như tượng 12 con giáp có đất trưng bày ở Hòn Dáu.