Hàng loạt sự cố liên quan đến các đập thủy điện xảy ra trong quá trình thi công và ngay cả khi đã vận hành phát điện tại miền Trung thời gian qua như lời cảnh báo nghiêm khắc đối với việc lơ là trong an toàn hồ đập, chính là coi thường tính mạng người dân. Thế nhưng, thông tin về lễ khởi công, động thổ vẫn liên tục được phát đi, thậm chí cổ phiếu của nhiều dự án đang còn trên giấy cũng được rao bán... đắt như tôm tươi.
Chạy đua làm thủy điện
Hai bên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, đoạn từ cầu treo Đakrông (thị trấn Krôngklang, huyện Đakrông, Quảng Trị) đi A Lưới (Thừa Thiên-Huế), nhiều làng mạc đã khá xôm tụ, xa xa những khu đồi trọc phơi mình trong nắng. Trong đó, đoạn từ xã Đakrông đến xã Húc Nghì, huyện Đakrông dài chưa đầy 30km chạy song song với dòng Đakrông được mọi người quen gọi là đoạn sông “phủ sóng thủy điện” dạng bậc thang. Thực tế, chưa kể Nhà máy thủy điện Đakrông 4 do Công ty CP Thượng Hải làm chủ đầu tư bị UBND tỉnh Quảng Trị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, nơi đây vẫn còn tới 3 nhà máy thủy điện: Đakrông 1, Đakrông 2 và Đakrông 3.
Đứng bên dòng Đakrông, phía dưới con đập thủy điện Đakrông 3 chắn ngang là những roi đá phơi bụng, dòng nước nhỏ giọt. Ông Hồ Văn Sự, thôn Pa Hy, xã Tà Long, huyện Đakrông, nói: “Thủy điện giữ hết nước để phát điện rồi. Chưa xây nhà máy thủy điện, mưa lớn lịch sử năm 2009, lũ sông Đakrông cũng không ngập nhà. Nhưng từ khi thủy điện này tích nước phát điện thì chỉ nghe có mưa lớn là bà con chúng tôi đã nhốn nháo vì không di dời khẩn cấp lên cao sẽ bị nhấn chìm do lũ. Đặc biệt, sau hai lần tận mắt nhìn thấy đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ, mọi người rất lo sợ bởi chất lượng công trình có vấn đề và chủ đầu tư tích nước sai quy trình”.
Thủy điện Đakrông 3 có công suất lắp máy 8MW do Công ty CP Thủy điện Trường Sơn đầu tư, xây dựng từ tháng 8-2010 tại xã Tà Long, huyện Đakrông. Chưa kể 2 lần xảy ra sự cố vỡ đập vào tháng 10-2012 và tháng 9-2013, công trình thủy điện Đakrông 3 còn bị lãnh đạo UBND tỉnh ký văn bản thu hồi quyết định về việc ban hành Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Đakrông 3 vào ngày 28-11-2013. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư phải lập lại quy trình vận hành hồ chứa trình cấp có thẩm quyền.
Những tưởng nhánh sông Đakrông đã là nơi có nhiều thủy điện bậc thang rắm rối, thế nhưng, khi qua đất Quảng Nam, Bình Định, những con số lại một lần nữa làm chúng tôi ngạc nhiên. Cùng với 10 dự án án thủy điện do Bộ Công thương phê duyệt, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) còn 32 dự án thủy điện đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt cấp phép. Ngoài dự án thủy điện Sông Bung 2 đã hoàn thành nhưng chưa được tích nước do sự cố vỡ đường hầm dẫn dòng hồi cuối năm 2016, gây thiệt hại lớn về người và vật chất; các dự án thủy điện còn lại triển khai ở đầu nguồn hệ thống sông này đã khiến các địa phương của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng - nơi hạ du, liên tục phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong mùa khô và ngập lụt mùa mưa. Ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam cho biết, toàn tỉnh có 42 dự án thủy điện đã được phê duyệt với tổng công suất 1.606,76MW; điện lượng bình quân 6.199,68 triệu kWh/năm. “UBND tỉnh Quảng Nam rà soát, loại bỏ khỏi quy hoạch và dừng nghiên cứu đầu tư 3 dự án công suất nhỏ nhưng chiếm dụng đất lớn và yếu về năng lực tài chính”, ông Thử nói.
Hàng loạt sự cố thủy điện xảy ra đã cuốn văng của các chủ đầu tư nhiều tỷ đồng, vậy mà miền Trung vẫn là địa chỉ “rộn ràng” của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và rất nhiều nhà đầu tư ngoài ngành(!). Một cán bộ Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế phân tích, khi công trình xảy ra sự cố thì chủ đầu tư gánh chịu thiệt hại nên nhiều người vẫn nghĩ rằng, chủ đầu tư không có động cơ để gian dối chất lượng. Nhưng thực tế, đối với công trình thủy điện nhỏ do tư nhân làm chủ đầu tư, mọi khâu từ thiết kế, thi công đến giám sát đều do chủ đầu tư quyết định. Không ai biết và kiểm soát được chủ đầu tư chi thực tế bao nhiêu tiền để xây dựng công trình. Trong khi, kinh phí xây dựng của họ chủ yếu là tiền vay các ngân hàng. “Làm thủy điện ở miền Trung lại có hiệu quả rất cao do hàng năm bước vào mùa khô kiệt từ tháng 9 đến tháng 12, các nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Trị An, Yaly... phải giảm công suất, tạo nên cơn sốt điện thì miền Trung mưa lũ, các nhà máy ở đây tha hồ chạy hết công suất để thu tiền bán điện mà không lo ế”, vị cán bộ này nói.
Chạy đua làm thủy điện
Hai bên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, đoạn từ cầu treo Đakrông (thị trấn Krôngklang, huyện Đakrông, Quảng Trị) đi A Lưới (Thừa Thiên-Huế), nhiều làng mạc đã khá xôm tụ, xa xa những khu đồi trọc phơi mình trong nắng. Trong đó, đoạn từ xã Đakrông đến xã Húc Nghì, huyện Đakrông dài chưa đầy 30km chạy song song với dòng Đakrông được mọi người quen gọi là đoạn sông “phủ sóng thủy điện” dạng bậc thang. Thực tế, chưa kể Nhà máy thủy điện Đakrông 4 do Công ty CP Thượng Hải làm chủ đầu tư bị UBND tỉnh Quảng Trị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, nơi đây vẫn còn tới 3 nhà máy thủy điện: Đakrông 1, Đakrông 2 và Đakrông 3.
Đứng bên dòng Đakrông, phía dưới con đập thủy điện Đakrông 3 chắn ngang là những roi đá phơi bụng, dòng nước nhỏ giọt. Ông Hồ Văn Sự, thôn Pa Hy, xã Tà Long, huyện Đakrông, nói: “Thủy điện giữ hết nước để phát điện rồi. Chưa xây nhà máy thủy điện, mưa lớn lịch sử năm 2009, lũ sông Đakrông cũng không ngập nhà. Nhưng từ khi thủy điện này tích nước phát điện thì chỉ nghe có mưa lớn là bà con chúng tôi đã nhốn nháo vì không di dời khẩn cấp lên cao sẽ bị nhấn chìm do lũ. Đặc biệt, sau hai lần tận mắt nhìn thấy đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ, mọi người rất lo sợ bởi chất lượng công trình có vấn đề và chủ đầu tư tích nước sai quy trình”.
Thủy điện Đakrông 3 có công suất lắp máy 8MW do Công ty CP Thủy điện Trường Sơn đầu tư, xây dựng từ tháng 8-2010 tại xã Tà Long, huyện Đakrông. Chưa kể 2 lần xảy ra sự cố vỡ đập vào tháng 10-2012 và tháng 9-2013, công trình thủy điện Đakrông 3 còn bị lãnh đạo UBND tỉnh ký văn bản thu hồi quyết định về việc ban hành Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Đakrông 3 vào ngày 28-11-2013. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư phải lập lại quy trình vận hành hồ chứa trình cấp có thẩm quyền.
Những tưởng nhánh sông Đakrông đã là nơi có nhiều thủy điện bậc thang rắm rối, thế nhưng, khi qua đất Quảng Nam, Bình Định, những con số lại một lần nữa làm chúng tôi ngạc nhiên. Cùng với 10 dự án án thủy điện do Bộ Công thương phê duyệt, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) còn 32 dự án thủy điện đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt cấp phép. Ngoài dự án thủy điện Sông Bung 2 đã hoàn thành nhưng chưa được tích nước do sự cố vỡ đường hầm dẫn dòng hồi cuối năm 2016, gây thiệt hại lớn về người và vật chất; các dự án thủy điện còn lại triển khai ở đầu nguồn hệ thống sông này đã khiến các địa phương của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng - nơi hạ du, liên tục phải đối diện với tình trạng thiếu nước trong mùa khô và ngập lụt mùa mưa. Ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam cho biết, toàn tỉnh có 42 dự án thủy điện đã được phê duyệt với tổng công suất 1.606,76MW; điện lượng bình quân 6.199,68 triệu kWh/năm. “UBND tỉnh Quảng Nam rà soát, loại bỏ khỏi quy hoạch và dừng nghiên cứu đầu tư 3 dự án công suất nhỏ nhưng chiếm dụng đất lớn và yếu về năng lực tài chính”, ông Thử nói.
Hàng loạt sự cố thủy điện xảy ra đã cuốn văng của các chủ đầu tư nhiều tỷ đồng, vậy mà miền Trung vẫn là địa chỉ “rộn ràng” của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và rất nhiều nhà đầu tư ngoài ngành(!). Một cán bộ Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế phân tích, khi công trình xảy ra sự cố thì chủ đầu tư gánh chịu thiệt hại nên nhiều người vẫn nghĩ rằng, chủ đầu tư không có động cơ để gian dối chất lượng. Nhưng thực tế, đối với công trình thủy điện nhỏ do tư nhân làm chủ đầu tư, mọi khâu từ thiết kế, thi công đến giám sát đều do chủ đầu tư quyết định. Không ai biết và kiểm soát được chủ đầu tư chi thực tế bao nhiêu tiền để xây dựng công trình. Trong khi, kinh phí xây dựng của họ chủ yếu là tiền vay các ngân hàng. “Làm thủy điện ở miền Trung lại có hiệu quả rất cao do hàng năm bước vào mùa khô kiệt từ tháng 9 đến tháng 12, các nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Trị An, Yaly... phải giảm công suất, tạo nên cơn sốt điện thì miền Trung mưa lũ, các nhà máy ở đây tha hồ chạy hết công suất để thu tiền bán điện mà không lo ế”, vị cán bộ này nói.
Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn các con sông ở miền Trung đều đã bị “cạo sạch” phục vụ thi công các công trình thủy điện
Lợi chẳng bù hại Bộ Công thương vừa có đợt kiểm tra một loạt các nhà máy thủy điện tại miền Trung và đã chỉ ra nhiều bất cập, lỗ hổng trong việc đảm bảo an toàn và vận hành hồ đập. Trong đó, thủy điện Nậm Mô (Nghệ An) bị thấm vai trái, các tấm file cửa van xả tràn bị rò nước; thủy điện Hạ Rào Quán (Quảng Trị) có 2 vị trí sạt trượt phía taluy âm tại đường vận hành từ nhà máy lên đập… Bên cạnh đó, nhiều tỉnh thành tại khu vực miền Trung cũng đã tiến hành rà soát quy hoạch, đánh giá hoạt động các dự án đầu tư thủy điện, đồng thời loại khỏi quy hoạch hoặc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư rất nhiều dự án thủy điện công suất nhỏ, hiệu quả thấp. Trong đó, Quảng Trị loại 10 dự án; Thừa Thiên-Huế loại 7 dự án công suất nhỏ hiệu quả thấp; thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án thủy điện Sông Bồ. Đồng thời, điều chỉnh thiết kế một số dự án nhằm giảm diện tích đất bị ngập và giảm số hộ dân phải tái định cư. Chẳng hạn thủy điện Thượng Lộ Nam Đông sau khi điều chỉnh số hộ phải thu hồi đất giảm từ 75 hộ xuống còn 48 hộ; diện tích hồ chứa từ 197ha còn 46,3ha (giảm 76,6%)… Bên cạnh đó, một số dự án thủy điện chiếm diện tích đất lớn cũng được rà soát, cân nhắc trong đầu tư, như thủy điện Rào La 4 có công suất lắp máy 12MW, nhưng diện tích đất bị chiếm bình quân lên đến 15,87ha/MW (chuẩn cho phép dưới 10ha/MW). Tại diễn đàn Thủy điện miền Trung, Tây Nguyên - quan tâm của người dân và trách nhiệm các bên liên quan, tổ chức tại TP Huế, ông Lê Anh Tuấn thuộc Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ cho biết, miền Trung - Tây Nguyên có mật độ thủy điện trên các lưu vực sông cao nhất nước (150 thủy điện lớn nhỏ đã và đang triển khai xây dựng). Dù đóng góp gia tăng năng lượng quốc gia là điều không thể phủ nhận, nhưng trong những năm trở lại đây, thủy điện đã gây nhiều tranh cãi khi xuất hiện ngày càng nhiều hệ lụy tiêu cực về mặt môi trường, xã hội, tác động đến người dân tại khu vực. Nổi bật là thủy điện tạo ra những trận lũ dữ bất thường, gây thiệt hại cho con người và tài sản, công trình… như trường hợp thủy điện A Vương (Quảng Nam) vào tháng 9-2009, thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên) tháng 10-2013, thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) năm 2016. Bà Phạm Thị Diệu My, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội có trụ sở tại TP Huế cho biết, cần phải minh bạch thông tin, phát triển thủy điện cần có sự tham gia của các bên liên quan, từ quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng đến vận hành công trình. Các bộ, ngành phê duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ thi công thủy điện phải theo đúng quy định Nhà nước, lập quy trình và tiến hành kiểm tra an toàn hồ đập; đánh giá mức độ rủi ro khi tích nước và có biện pháp ứng phó. Chủ đầu tư các công trình đập thủy điện phải đảm bảo có quy trình tích nước, xả lũ đúng quy trình, an toàn, đồng thời xây dựng kịch bản ứng phó thiên tai khi xảy ra sự cố… Bên cạnh đó, các dự án thủy điện cần xem xét và tính toán đầy đủ các chi phí khắc phục những tổn thất gây ra cho cộng đồng dân cư ở cả vùng thượng du, hạ du về đất sản xuất, đất ở, đất canh tác rừng, về nguồn lợi thủy sản và vận tải trên sông, cũng như nguồn nước sinh hoạt và nước tưới của cộng đồng. Cần chú trọng thực hiện việc đền bù kịp thời, với mức giá hợp lý, tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống, sau tái định cư.