Lâu nay, dư luận vẫn rất bất bình đặt câu hỏi: Vì sao năm nào cũng có tình trạng nhẩn nha, đủng đỉnh suốt nhiều tháng, rồi đợi đến gần cuối năm, khi vào mùa kinh doanh tết của cư dân, lại ồ ạt đào đường, dựng “lô cốt”, khiến người dân khốn khổ vì đi lại ùn tắc, buôn bán khó khăn? Và vì sao có những con đường mới nâng cấp tráng nhựa phẳng phiu, lót đá vỉa hè khang trang, lại bị đào xới lên?
Người dân rất hiểu và chấp nhận những phiền toái khi đường và vỉa hè bị đào xới để thi công các công trình chỉnh trang, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, vì sau đó chính người dân được thụ hưởng thành quả. Cụ thể là vỉa hè khang trang, không còn “mạng nhện” cáp điện và cáp thông tin chướng mắt; có nhiều hoa kiểng và cỏ xanh thật đẹp trước nhà; đường và nhà hết ngập nước... Nhưng thật khó hiểu khi việc thi công không rải đều các tháng trong năm. Năm nào cũng vậy, cứ dồn vào thời điểm cuối năm, nhiều con đường lại bị đào xới ngổn ngang. Sau đó, nhiều chỗ chỉ được tái lập cẩu thả, để lại những vệt sẹo dài nham nhở, mấp mô trên mặt đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và gây bụi mù mịt, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
Các ngành, địa phương, đơn vị liên quan đều có cách giải thích có vẻ hợp lý về nguyên do cứ để đến gần cuối năm mới ùn ùn giải ngân vốn đầu tư công: vì các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và thủ tục nên nhiều dự án của năm vẫn chưa thi công xong, trong khi các công trình này là cấp thiết; vì gặp khó khăn và phải mất nhiều thời gian để tổ chức phối hợp nhiều ngành liên quan; vì nhiều công trình đến quý 4 mới có giấy phép hoặc mới được duyệt vốn để thực hiện… Song, có nguyên nhân phổ biến ở nhiều ngành và địa phương phải được mổ xẻ, đó là sự yếu kém về năng lực và ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, chủ đầu tư và đơn vị thi công, không tận tâm tận lực thực hiện chu đáo nhiệm vụ và tháo gỡ vướng mắc, không đôn đốc kiểm tra chấn chỉnh để đẩy nhanh tiến độ, để đến quý 3, quý 4 mới hối hả chạy theo chỉ tiêu, tranh thủ sử dụng cho hết vốn ngân sách được duyệt chi. Ngân sách được duyệt chi cho đầu tư công trong năm nếu không tiêu hết thì năm sau sẽ bị duyệt bớt lại, nên phải gắng… đào xới cho hết tiền.
Với cơ chế tài chính hiện nay, các công trình đầu tư công muốn thực hiện phải lên kế hoạch, thiết kế, phê duyệt, ghi vốn theo quy định. Năm nào cũng vậy, ở nhiều địa phương có tình trạng đến khi gần hết năm mà giá trị giải ngân vốn xây dựng cơ bản vẫn còn đạt thấp so với kế hoạch, tạo ra áp lực rất lớn trong việc giải ngân vốn xây dựng cơ bản đối với các chủ đầu tư, các địa phương. Hiện tượng đó cho thấy sức ỳ quá lớn của cả một guồng máy. Các chủ đầu tư chưa tích cực đôn đốc các đơn vị tư vấn; chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan trong việc hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục xây dựng. Các văn bản về trình tự, thủ tục, quy trình khảo sát để đầu tư xây dựng công trình của các cơ quan tham mưu còn chậm. Các dự án phải thông qua các khâu thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán… nên thời gian hoàn thành thủ tục kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Để khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư xây dựng, duy tu cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, các địa phương cần có giải pháp mạnh nhất để tập trung giải ngân quyết liệt. Nếu năng lực nhà thầu thi công không đáp ứng được thì thay thế nhà thầu. Nếu năng lực cán bộ theo dõi không tốt hoặc có vướng mắc thì sắp xếp, thay thế cán bộ. Nếu do vướng trong việc giải tỏa mặt bằng thì phải trực tiếp chỉ đạo giải phóng mặt bằng. Cần chỉ đạo sát sao công tác quản lý đầu tư công, từ tổ chức thi công đến giải ngân vốn, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để bảo đảm giá trị khối lượng thực hiện và chất lượng công trình, không để trì trệ đến cuối năm rồi thi công quấy quá, lãng phí, kém chất lượng. Mặt khác, các địa phương phải có một tổng chỉ huy đủ sức kết nối, phối hợp với các đơn vị trong việc đầu tư công
Người dân rất hiểu và chấp nhận những phiền toái khi đường và vỉa hè bị đào xới để thi công các công trình chỉnh trang, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, vì sau đó chính người dân được thụ hưởng thành quả. Cụ thể là vỉa hè khang trang, không còn “mạng nhện” cáp điện và cáp thông tin chướng mắt; có nhiều hoa kiểng và cỏ xanh thật đẹp trước nhà; đường và nhà hết ngập nước... Nhưng thật khó hiểu khi việc thi công không rải đều các tháng trong năm. Năm nào cũng vậy, cứ dồn vào thời điểm cuối năm, nhiều con đường lại bị đào xới ngổn ngang. Sau đó, nhiều chỗ chỉ được tái lập cẩu thả, để lại những vệt sẹo dài nham nhở, mấp mô trên mặt đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và gây bụi mù mịt, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
Các ngành, địa phương, đơn vị liên quan đều có cách giải thích có vẻ hợp lý về nguyên do cứ để đến gần cuối năm mới ùn ùn giải ngân vốn đầu tư công: vì các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và thủ tục nên nhiều dự án của năm vẫn chưa thi công xong, trong khi các công trình này là cấp thiết; vì gặp khó khăn và phải mất nhiều thời gian để tổ chức phối hợp nhiều ngành liên quan; vì nhiều công trình đến quý 4 mới có giấy phép hoặc mới được duyệt vốn để thực hiện… Song, có nguyên nhân phổ biến ở nhiều ngành và địa phương phải được mổ xẻ, đó là sự yếu kém về năng lực và ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, chủ đầu tư và đơn vị thi công, không tận tâm tận lực thực hiện chu đáo nhiệm vụ và tháo gỡ vướng mắc, không đôn đốc kiểm tra chấn chỉnh để đẩy nhanh tiến độ, để đến quý 3, quý 4 mới hối hả chạy theo chỉ tiêu, tranh thủ sử dụng cho hết vốn ngân sách được duyệt chi. Ngân sách được duyệt chi cho đầu tư công trong năm nếu không tiêu hết thì năm sau sẽ bị duyệt bớt lại, nên phải gắng… đào xới cho hết tiền.
Với cơ chế tài chính hiện nay, các công trình đầu tư công muốn thực hiện phải lên kế hoạch, thiết kế, phê duyệt, ghi vốn theo quy định. Năm nào cũng vậy, ở nhiều địa phương có tình trạng đến khi gần hết năm mà giá trị giải ngân vốn xây dựng cơ bản vẫn còn đạt thấp so với kế hoạch, tạo ra áp lực rất lớn trong việc giải ngân vốn xây dựng cơ bản đối với các chủ đầu tư, các địa phương. Hiện tượng đó cho thấy sức ỳ quá lớn của cả một guồng máy. Các chủ đầu tư chưa tích cực đôn đốc các đơn vị tư vấn; chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan trong việc hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục xây dựng. Các văn bản về trình tự, thủ tục, quy trình khảo sát để đầu tư xây dựng công trình của các cơ quan tham mưu còn chậm. Các dự án phải thông qua các khâu thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán… nên thời gian hoàn thành thủ tục kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Để khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư xây dựng, duy tu cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, các địa phương cần có giải pháp mạnh nhất để tập trung giải ngân quyết liệt. Nếu năng lực nhà thầu thi công không đáp ứng được thì thay thế nhà thầu. Nếu năng lực cán bộ theo dõi không tốt hoặc có vướng mắc thì sắp xếp, thay thế cán bộ. Nếu do vướng trong việc giải tỏa mặt bằng thì phải trực tiếp chỉ đạo giải phóng mặt bằng. Cần chỉ đạo sát sao công tác quản lý đầu tư công, từ tổ chức thi công đến giải ngân vốn, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để bảo đảm giá trị khối lượng thực hiện và chất lượng công trình, không để trì trệ đến cuối năm rồi thi công quấy quá, lãng phí, kém chất lượng. Mặt khác, các địa phương phải có một tổng chỉ huy đủ sức kết nối, phối hợp với các đơn vị trong việc đầu tư công