- Đương nhiên là ảnh hưởng, nhưng căn bản đó là chuyện đáng mừng. Bởi khi yêu cầu của bên mua về chất lượng sản phẩm tăng lên, bên bán sẽ phải cải thiện quy trình sản xuất. Mọi khâu, từ giống má, canh tác đến thu hoạch, bảo quản, chế biến thay đổi để chất lượng tốt lên, lợi ích của người sản xuất và nhà xuất khẩu sẽ bền vững.
- Nghĩa là sắp tới cũng sẽ giảm dần tình cảnh nông sản ùn ứ không xuất được rồi phải kêu gọi cộng đồng giải cứu?
- Chuyện đó cũng phải giảm, nếu thương nhân bên xứ họ giữ chữ tín, làm ăn đàng hoàng. Nhưng “nếu” là thứ luôn thuộc về giả thiết, nên nông dân mình phải chọn lựa sự căn cơ, đừng ăn xổi. Sản xuất theo hợp đồng bao tiêu mới đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản. Ham chạy theo những trò “kéo giá” nhất thời, sẽ luôn phấp phỏng vì lên ruột do bị lật kèo.
- Mong cho thị trường không cà giựt thì lấy đâu ra. Nhưng tập thói quen làm đúng hợp đồng, tuân thủ cam kết sẽ giảm thiểu rủi ro. Doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân muốn vững bụng thì phải mần ăn bài bản để đứng chắc chân mình.