Nhưng thực tế, nhiều hoạt động đưa ra lại không thu hút được công nhân, lao động tham gia. Nhiều nhà văn hóa lao động được đầu tư xây dựng quy mô nhưng hoạt động không hiệu quả, công nhân vẫn thiếu nơi giải trí.
Nhà văn hóa “chợ chiều”
Được đầu tư hơn 70 tỷ đồng, Nhà văn hóa Khu Công nghệ cao (nằm trong Khu Công nghệ cao, quận 9, TPHCM) bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2016, với kỳ vọng là một địa chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân tại khu vực quận 9, Thủ Đức. Dự kiến ban đầu, nơi đây sẽ đáp ứng hơn 13.000 lượt công nhân mỗi ngày, nhưng thực tế lại không như mong đợi. Theo ông Nguyễn Thái Thành, Giám đốc Nhà văn hóa Khu Công nghệ cao, nơi đây đã tổ chức rất nhiều chương trình cũng như lớp học phục vụ nhu cầu công nhân như lớp võ tự vệ, đàn, kinh doanh trên mạng, nói chuyện chuyên đề, ngoại ngữ… Một số khóa học được miễn phí hoàn toàn cho công nhân, các khóa học khác đều được giảm học phí từ 20% - 40% nhưng vẫn không thu hút được công nhân, hoặc công nhân tham gia nhưng rất ít. Ông Thành cho rằng các khóa học đều được mở theo nguyện vọng của công nhân trong bản khảo sát, nhưng do vị trí nhà văn hóa nằm sâu bên trong Khu Công nghệ cao, không tiện đường nên công nhân ngại đến. Theo cán bộ tại nhà văn hóa, trừ các ngày có tổ chức hội thao, hội diễn văn nghệ, các ngày còn lại, thậm chí là cuối tuần, nơi đây rất vắng bóng công nhân.
Đó cũng là thực trạng chung của 17 nhà văn hóa lao động tại các quận, huyện trên địa bàn TPHCM. Chỉ một vài nơi có chương trình nổi bật, phát huy được các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nên thu hút được người lao động, nhưng phần lớn vì được xây dựng xa nơi ở của công nhân nên gần như bị bỏ hoang. Nói về việc có nhà văn hóa nhưng không đến sinh hoạt, chị Bùi Thanh Mai (công nhân tại Khu Công nghệ cao) cho biết, nhà văn hóa cách công ty gần 4km, nhà trọ của chị Mai lại ở hướng ngược lại, nên nhiều lúc muốn đến nhà văn hóa để tham quan, học tập nhưng chị cũng ngại. “Với lại công ty tôi tăng ca suốt, làm xong đã mệt chỉ muốn về ngủ. Ngày cuối tuần tôi cũng chỉ muốn ngủ để lấy lại sức khỏe, nên lúc rảnh tôi cũng ngại chạy đi xa. Thường nếu muốn đọc sách tôi đi nhà sách gần khu trọ, muốn học cắm hoa tôi cũng học ở trung tâm gần nhà luôn cho tiện”, chị Mai chia sẻ.
Biết nhu cầu công nhân là gì
Theo ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM, hoạt động chính của nhà văn hóa lao động là tổ chức các chương trình dành cho công nhân, lao động để đáp ứng nhu cầu nâng cao văn hóa, tinh thần cho công nhân, chứ không nhằm mục đích kinh doanh, không đặt nặng vấn đề lời - lỗ. Ông Trung cũng cho rằng, hướng của nhà văn hóa lao động trong thời gian tới là phục vụ miễn phí công nhân, lao động, đồng thời chú trọng các lớp dạy kỹ năng sống cho công nhân. Tuy nhiên, theo phản ánh của lãnh đạo một số nhà văn hóa, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thực hiện thêm các phòng chức năng để phù hợp nhu cầu công nhân vẫn đang gặp khó.
Tại buổi gặp gỡ nói chuyện chuyên đề giữa lãnh đạo TPHCM với đại biểu tham dự Đại hội Công đoàn TPHCM lần thứ XI, ông Tô Trung Dũng, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, thẳng thắn nhìn nhận các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân hiện nay chưa được phát huy hết tác dụng. Bên cạnh cơ sở vật chất còn thiếu thốn thì thời gian hoạt động của các thiết chế văn hóa không phù hợp với người công nhân. “Làm sao công nhân tham gia được khi họ làm việc theo ca, mà nhà văn hóa lại hoạt động vào giờ hành chính. Đó là chưa kể một số nhà văn hóa xa nơi ở của công nhân, các hoạt động lại không phù hợp. Tôi đề xuất nên quan tâm tạo điều kiện đẩy mạnh thiết chế văn hóa tại nơi làm việc và nơi ở của người lao động”, ông Dũng đề xuất. Ngoài ra, ông Dũng cho rằng cần có các câu lạc bộ, sân bóng đa năng, thư viện… gắn với nơi ở của đông công nhân. Tùy điều kiện từng nơi mà có thiết chế phù hợp. Nhất là nếu vận động được chủ doanh nghiệp, chủ nhà trọ chung tay xây dựng thì việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động sẽ dần được cải thiện.
Thực tế đã có nhiều khu nhà trọ được người chủ tự trang bị các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân. Như mấy chục năm nay, tại khu nhà trọ của mình, bà Nguyễn Thị Thành (ấp Đông 1, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) dành một khu đất trống để làm sân bóng. Nhờ đó, mỗi buổi chiều công nhân khu nhà trọ lại có nơi luyện tập thể thao, tăng tình đoàn kết. Ngoài ra, bà Thành còn dành một căn phòng lớn nhất để làm nhà truyền thống. Nơi đây có một kệ sách với đủ các loại sách từ lịch sử, pháp luật, tuổi trẻ đến sách dạy nấu ăn, đan len, chơi cờ, sách truyện dành cho thiếu nhi. Bà cũng dành chi phí sắm dàn karaoke để công nhân giải trí vào những dịp họp mặt. Với tấm lòng dành cho công nhân, bà Thành đã giúp mọi người có điều kiện giải trí một cách sát thực nhất.
Theo ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam, để nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân, lao động thì tổ chức công đoàn cần xem xét nhu cầu công nhân đang mong muốn được chơi gì, học gì, xem gì, nghe gì để phục vụ cho sát thực. Từ nhu cầu thực tế, hiểu mong muốn của công nhân thì các chương trình, hoạt động đưa ra mới có được hiệu quả như mong đợi.
Nhà văn hóa “chợ chiều”
Được đầu tư hơn 70 tỷ đồng, Nhà văn hóa Khu Công nghệ cao (nằm trong Khu Công nghệ cao, quận 9, TPHCM) bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2016, với kỳ vọng là một địa chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân tại khu vực quận 9, Thủ Đức. Dự kiến ban đầu, nơi đây sẽ đáp ứng hơn 13.000 lượt công nhân mỗi ngày, nhưng thực tế lại không như mong đợi. Theo ông Nguyễn Thái Thành, Giám đốc Nhà văn hóa Khu Công nghệ cao, nơi đây đã tổ chức rất nhiều chương trình cũng như lớp học phục vụ nhu cầu công nhân như lớp võ tự vệ, đàn, kinh doanh trên mạng, nói chuyện chuyên đề, ngoại ngữ… Một số khóa học được miễn phí hoàn toàn cho công nhân, các khóa học khác đều được giảm học phí từ 20% - 40% nhưng vẫn không thu hút được công nhân, hoặc công nhân tham gia nhưng rất ít. Ông Thành cho rằng các khóa học đều được mở theo nguyện vọng của công nhân trong bản khảo sát, nhưng do vị trí nhà văn hóa nằm sâu bên trong Khu Công nghệ cao, không tiện đường nên công nhân ngại đến. Theo cán bộ tại nhà văn hóa, trừ các ngày có tổ chức hội thao, hội diễn văn nghệ, các ngày còn lại, thậm chí là cuối tuần, nơi đây rất vắng bóng công nhân.
Đó cũng là thực trạng chung của 17 nhà văn hóa lao động tại các quận, huyện trên địa bàn TPHCM. Chỉ một vài nơi có chương trình nổi bật, phát huy được các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nên thu hút được người lao động, nhưng phần lớn vì được xây dựng xa nơi ở của công nhân nên gần như bị bỏ hoang. Nói về việc có nhà văn hóa nhưng không đến sinh hoạt, chị Bùi Thanh Mai (công nhân tại Khu Công nghệ cao) cho biết, nhà văn hóa cách công ty gần 4km, nhà trọ của chị Mai lại ở hướng ngược lại, nên nhiều lúc muốn đến nhà văn hóa để tham quan, học tập nhưng chị cũng ngại. “Với lại công ty tôi tăng ca suốt, làm xong đã mệt chỉ muốn về ngủ. Ngày cuối tuần tôi cũng chỉ muốn ngủ để lấy lại sức khỏe, nên lúc rảnh tôi cũng ngại chạy đi xa. Thường nếu muốn đọc sách tôi đi nhà sách gần khu trọ, muốn học cắm hoa tôi cũng học ở trung tâm gần nhà luôn cho tiện”, chị Mai chia sẻ.
Biết nhu cầu công nhân là gì
Theo ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM, hoạt động chính của nhà văn hóa lao động là tổ chức các chương trình dành cho công nhân, lao động để đáp ứng nhu cầu nâng cao văn hóa, tinh thần cho công nhân, chứ không nhằm mục đích kinh doanh, không đặt nặng vấn đề lời - lỗ. Ông Trung cũng cho rằng, hướng của nhà văn hóa lao động trong thời gian tới là phục vụ miễn phí công nhân, lao động, đồng thời chú trọng các lớp dạy kỹ năng sống cho công nhân. Tuy nhiên, theo phản ánh của lãnh đạo một số nhà văn hóa, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thực hiện thêm các phòng chức năng để phù hợp nhu cầu công nhân vẫn đang gặp khó.
Tại buổi gặp gỡ nói chuyện chuyên đề giữa lãnh đạo TPHCM với đại biểu tham dự Đại hội Công đoàn TPHCM lần thứ XI, ông Tô Trung Dũng, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, thẳng thắn nhìn nhận các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân hiện nay chưa được phát huy hết tác dụng. Bên cạnh cơ sở vật chất còn thiếu thốn thì thời gian hoạt động của các thiết chế văn hóa không phù hợp với người công nhân. “Làm sao công nhân tham gia được khi họ làm việc theo ca, mà nhà văn hóa lại hoạt động vào giờ hành chính. Đó là chưa kể một số nhà văn hóa xa nơi ở của công nhân, các hoạt động lại không phù hợp. Tôi đề xuất nên quan tâm tạo điều kiện đẩy mạnh thiết chế văn hóa tại nơi làm việc và nơi ở của người lao động”, ông Dũng đề xuất. Ngoài ra, ông Dũng cho rằng cần có các câu lạc bộ, sân bóng đa năng, thư viện… gắn với nơi ở của đông công nhân. Tùy điều kiện từng nơi mà có thiết chế phù hợp. Nhất là nếu vận động được chủ doanh nghiệp, chủ nhà trọ chung tay xây dựng thì việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động sẽ dần được cải thiện.
Thực tế đã có nhiều khu nhà trọ được người chủ tự trang bị các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân. Như mấy chục năm nay, tại khu nhà trọ của mình, bà Nguyễn Thị Thành (ấp Đông 1, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) dành một khu đất trống để làm sân bóng. Nhờ đó, mỗi buổi chiều công nhân khu nhà trọ lại có nơi luyện tập thể thao, tăng tình đoàn kết. Ngoài ra, bà Thành còn dành một căn phòng lớn nhất để làm nhà truyền thống. Nơi đây có một kệ sách với đủ các loại sách từ lịch sử, pháp luật, tuổi trẻ đến sách dạy nấu ăn, đan len, chơi cờ, sách truyện dành cho thiếu nhi. Bà cũng dành chi phí sắm dàn karaoke để công nhân giải trí vào những dịp họp mặt. Với tấm lòng dành cho công nhân, bà Thành đã giúp mọi người có điều kiện giải trí một cách sát thực nhất.
Theo ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam, để nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân, lao động thì tổ chức công đoàn cần xem xét nhu cầu công nhân đang mong muốn được chơi gì, học gì, xem gì, nghe gì để phục vụ cho sát thực. Từ nhu cầu thực tế, hiểu mong muốn của công nhân thì các chương trình, hoạt động đưa ra mới có được hiệu quả như mong đợi.