Những giám đốc trẻ này qua thời gian thực tập tại các hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản sẽ được trải nghiệm, bổ sung nhiều kiến thức để áp dụng vào các hợp tác xã nông nghiệp khi về lại Việt Nam.
Lâm Đồng là địa phương thu hút đầu tư nhiều doanh nghiệp Nhật Bản trong nông nghiệp. Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết địa phương xác định phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. Là một trong 2 địa phương thí điểm, tỉnh Lâm Đồng phối hợp với tổ chức JICA, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xây dựng, thực hiện dự án phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư với 8 bước chiến lược trọng tâm.
Trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tại Lâm Đồng. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Mục tiêu của dự án là tập trung xây dựng nông nghiệp Lâm Đồng thành vùng nông nghiệp giá trị cao hàng đầu Đông Nam Á, hình thành các trung tâm sản xuất, chế biến rau, hoa đạt tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế, xuất khẩu qua Nhật Bản và các thị trường khó tính khác.
Đồng thời, thu hút được nhà đầu tư chiến lược của Nhật Bản có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ, thị trường đến đầu tư và liên kết với doanh nghiệp, nông dân.
Tại Nghệ An, JICA phối hợp thực hiện dự án hình thành chuỗi giá trị thực phẩm. Dự án đã triển khai gần 2 năm, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp và kế hoạch hành động để có thể hình thành chuỗi giá trị thực phẩm, thông qua việc thành lập diễn đàn thị trường nông nghiệp và mô hình sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng.
Theo Hội Nông dân Việt Nam, qua thí điểm tại 2 tỉnh Nghệ An và Lâm Đồng cho thấy, để có thể mở rộng việc xây dựng chuỗi giá trị cần phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hợp tác lao động giữa Nhật Bản và Việt Nam; đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật viên công nghệ cao...
Có thể nói, đây là điểm khởi đầu của việc xây dựng các chuỗi giá trị thực phẩm. Nguyên tắc chung của việc xây dựng chuỗi giá trị các ngành hàng là xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến (hệ thống kho bãi, kho lạnh, logistics…) và thị trường.
Bên cạnh đó, ứng dụng tối đa thiết bị và công nghệ mới vào chuỗi giá trị, để hạn chế tình trạng được mùa mất giá. Đó cũng là điểm yếu hiện nay của các mặt hàng nông sản Việt, khi ít đi vào chế biến sâu và xúc tiến thị trường. Tiến sĩ Phạm S đề nghị, JICA tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào khâu công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến.
Còn theo đại diện UBND tỉnh Nghệ An, trong 30 dự án thí điểm, có một số dự án làm tốt như chuỗi giá trị về gừng, trà, gà, rau an toàn... Thực tế, các chuỗi giá trị thực phẩm còn khá đơn giản, vận hành chưa thật sự trơn tru, nhưng hy vọng đến khi các dự án kết thúc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hội Nông dân Việt Nam đề nghị Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo môi trường thông thoáng thu hút doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đầu tư vào nông nghiệp.
Theo JICA, Chính phủ Nhật Bản thông qua tổ chức này muốn tăng cường hỗ trợ theo hình thức hợp tác công - tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị thực phẩm ở Việt Nam. Hội thảo này là nơi gặp gỡ giữa các cơ quan chính phủ hai nước, các doanh nghiệp, đoàn thể và các cá nhân có mối quan tâm tới nền nông nghiệp Việt Nam.
Trong đó, doanh nghiệp, hiệp hội nông nghiệp Nhật Bản trình bày những kinh nghiệm trong hoạt động nông nghiệp, chia sẻ về phương pháp tiên tiến áp dụng trong nông nghiệp. Cũng theo JICA, nhiều sản phẩm nông nghiệp khác sẽ có cơ hội tham gia các dự án ª