Lễ khánh thành có sự tham gia của đại diện UBND TPHCM, TP Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ quán Anh, Tổng Lãnh sự quán Anh tại TPHCM, Tham tán Thương mại Australia...
Ông Alan Malcolm, Giám đốc Pearson Châu Á, bày tỏ: “Tôi rất hân hạnh có mặt tại Việt Nam, cùng với đối tác chiến lược của chúng tôi là EMG Education, để khánh thành Trung tâm Đào tạo và Kiểm tra đánh giá theo chuẩn PTE Academic. EMG Education là một đối tác lớn trong mạng lưới toàn cầu của chúng tôi, cùng với các trung tâm PTE Academic ở trên 50 quốc gia trên thế giới. Hai tổ chức hiện có chung một tầm nhìn và mong muốn được đem đến cho người học ở mọi trình độ, mọi độ tuổi cơ hội tiếp cận các tài nguyên học tập để có một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Bài thi PTE Academic chú trọng sự công bằng trong khâu chấm điểm và điểm thi thường được công bố chỉ trong vòng 5 ngày làm việc. Đây là chuẩn Tiếng Anh được công nhận bởi hàng ngàn tổ chức và chương trình giáo dục trên thế giới, bao gồm 100% các trường đại học tại Australia, New Zealand và Ireland, 95% các trường đại học Anh, đa số các trường của Canada, và ngày càng nhiều các trường đại học tại Hoa Kỳ, trong đó có Trường Kinh doanh Harvard và Đại học Yale.PTE Academic cũng được chấp nhận là chuẩn tiếng Anh cho tất cả các diện hồ sơ nhập cảnh và nhập cư vào Australia và New Zealand.
Các Trung tâm Đào tạo và Kiểm tra Đánh giá PTE Academic của EMG Education sẽ cho phép học sinh Việt Nam tiếp cận thêm nhiều cơ hội học thuật trong nước và quốc tế, đạt được những chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới, mở ra một tương lai mới cho học sinh.
“PTE Academic không chỉ là một bài thi, đây là một chuẩn đánh giá được công nhận rộng rãi trên thế giới, là chìa khóa giúp các bạn trẻ đạt được mục tiêu, dù là nhập cư vào Australia, hay học tập ở Mỹ. PTE Academic được chấp nhận là chuẩn đánh giá trình độ tiếng Anh bởi các trường đại học và cao đẳng ở hơn 50 quốc gia bao gồm Australia, New Zealand, Anh và Mỹ, và được chấp nhận trong tất cả hồ sơ thị thực vào Australia và New Zealand. Hiện có hơn 260 trung tâm kiểm tra đánh giá PTE Academic ở hơn 50 quốc gia trên thế giới”
Ông Alan Malcolm, Giám đốc Pearson Châu Á
Thúc đẩy hợp tác với Anh và Australia
Đến dự buổi lễ, ông Ian Gibbons, Tổng lãnh sự Anh tại TPHCM cho biết lễ khánh thành Trung tâm Đào tạo và Kiểm tra đánh giá PTE Academic là sự tiếp nối thành công mối quan hệ hợp tác giữa EMG Education và Pearson sau lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai bên vào tháng 6 năm qua. Các trung tâm đào tạo và kiểm tra đánh giá theo chuẩn PTE Academic tại Việt Nam dành cho những người sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai có mong muốn học tập hoặc định cư ở nước ngoài, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, cũng như được các cơ quan chính phủ công nhận.
Cũng theo bà Yvonne Chan, mối quan hệ giáo dục giữa hai nước ban đầu được hình thành từ những chương trình học bổng, nhưng ngày nay trở nên vô cùng đa dạng khi số lượng học sinh sinh viên Việt Nam du học tại Australia ngày càng tăng và ngày càng nhiều các tổ chức giáo dục Australia có chương trình giảng dạy tại Việt Nam và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức giáo dục tại Việt Nam. Hiện có trên 50.000 cựu học sinh của các tổ chức giáo dục Australia đang làm việc tại Việt Nam.
“Giáo dục là một trong những yếu tố thúc đẩy chính trong công cuộc phát triển nhân lực và kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Australia đang có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực này và sẽ luôn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam. Việc thành lập Trung tâm Đào tạo và Kiểm tra Đánh giá theo chuẩn PTE Academic tại TPHCM sẽ giúp tạo ra một môi trường học tập quốc tế cho học sinh Việt Nam. Bên cạnh các bài thi TOEFL, IELTS và Cambridge, bài thi PTE Academic được chấp nhận bởi tất cả các trường đại học và cao đẳng tại Australia. Bài thi này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho học sinh Việt Nam có mong muốn học tập tại Australia. Tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác này sẽ không chỉ giúp nâng cao kỹ năng tiếng Anh mà còn hỗ trợ phát triển nghề nghiệp và các chương trình trao đổi chuyên môn khác, là nền tảng để đạt được những mục tiêu chính phủ vĩ mô về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam”, bà Yvonne Chan nói.