Sự cô lập của Mỹ tại HĐBA LHQ
Bản dự thảo nhấn mạnh Jerusalem là vấn đề “phải được giải quyết thông qua đàm phán” và “lấy làm tiếc về các quyết định mới đây liên quan đến quy chế của Jerusalem” song không đề cập cụ thể đến động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bản dự thảo khẳng định “bất cứ quyết định và hành động nào nhằm làm thay đổi đặc điểm, quy chế hay thành phần nhân khẩu học của Jerusalem đều không có hiệu lực pháp lý, không có giá trị và phải bị hủy bỏ”. Dự thảo cũng kêu gọi các nước không thiết lập các phái bộ ngoại giao tại Jerusalem, theo nghị quyết 478 (1980) của HĐBA LHQ và không công nhận bất cứ hành động hay biện pháp nào trái với các nghị quyết về quy chế của thành phố này. Phát biểu trước khi bỏ phiếu, đại sứ Pháp và Anh tại LHQ nhấn mạnh quy chế cuối cùng của Jerusalem chỉ nên được quyết định thông qua các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine.
Vì vậy, chỉ có Mỹ sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn dự thảo nghị quyết trở thành nghị quyết trong khi 14 thành viên còn lại đều bỏ phiếu thuận, trong đó có nhiều đồng minh quan trọng của Washington như Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản và Ukraine. Kết quả bỏ phiếu lần này không có tác động ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của Jerusalem, song cho thấy sự cô lập của Mỹ tại HĐBA LHQ. Điều này có thể gây ra tình cảm xấu của người Palestine và thế giới Hồi giáo đối với Mỹ, đồng thời gây quan ngại cho các quốc gia đồng minh phương Tây. Theo CNN, các nhà lãnh đạo Palestine xem việc phủ quyết của Mỹ là bằng chứng nữa cho thấy Nhà Trắng không thể đóng vai trò khách quan trong bất kỳ tiến trình hòa bình nào giữa Israel và Palestine. Trước diễn biến này, Phó Đại sứ Nga tại LHQ Vladimir Safronkov khẳng định Nga sẵn sàng đóng vai trò hòa giải cho cuộc khủng hoảng Israel - Palestine.
Phản ứng mạnh từ các nước
Ai Cập, nước soạn thảo dự thảo, đã bày tỏ lấy làm tiếc trước việc HĐBA LHQ không thông qua nghị quyết, trong đó kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết Cairo đã lên tiếng thay mặt các nước Arab trình dự thảo nghị quyết lên án quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bộ Ngoại giao Ai Cập cho rằng cuộc bỏ phiếu nêu trên là một biểu hiện cho “lương tâm” của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao Ai Cập nói rằng sự ủng hộ áp đảo đối với bản nghị quyết này cho thấy cộng đồng quốc tế đều phản đối bất kỳ hành động nào nhằm mục đích làm thay đổi quy chế của Jerusalem hay tác động tiêu cực đến tương lai của tiến trình hòa bình Trung Đông. Các nước Arab trong LHQ sẽ họp bàn để đánh giá tình hình và xác định các bước tiếp theo nhằm bảo vệ quy chế của Jerusalem.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hoàn toàn “bị sốc” trước việc một nghị quyết của HĐBA LHQ kêu gọi rút lại tuyên bố của Mỹ (công nhận Jerusalem là thủ đô Israel) đã bị phủ quyết tại HĐBA. Tuyên bố của bộ trên nêu rõ việc Mỹ bỏ phiếu phủ quyết, trong khi 14 thành viên còn lại của HĐBA đều bỏ phiếu ủng hộ, cho thấy Washington một lần nữa đã “mất đi sự khách quan”. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc HĐBA LHQ bị “vô hiệu hóa” bởi kết quả bỏ phiếu là “không thể chấp nhận”.
Về phần mình, chính quyền Palestine đã chỉ trích việc Mỹ phủ quyết dự thảo nghị quyết HĐBA. Người phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, ông Nabil Abu Rudeina, cho rằng quyết định trên của Mỹ là “hành động không thể chấp nhận, đe dọa đến sự ổn định của cộng đồng quốc tế”. Ông Rudeina khẳng định cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực bảo vệ người dân Palestine.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngay lập tức đã gửi lời cảm ơn tới Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cũng như Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bản dự thảo nhấn mạnh Jerusalem là vấn đề “phải được giải quyết thông qua đàm phán” và “lấy làm tiếc về các quyết định mới đây liên quan đến quy chế của Jerusalem” song không đề cập cụ thể đến động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bản dự thảo khẳng định “bất cứ quyết định và hành động nào nhằm làm thay đổi đặc điểm, quy chế hay thành phần nhân khẩu học của Jerusalem đều không có hiệu lực pháp lý, không có giá trị và phải bị hủy bỏ”. Dự thảo cũng kêu gọi các nước không thiết lập các phái bộ ngoại giao tại Jerusalem, theo nghị quyết 478 (1980) của HĐBA LHQ và không công nhận bất cứ hành động hay biện pháp nào trái với các nghị quyết về quy chế của thành phố này. Phát biểu trước khi bỏ phiếu, đại sứ Pháp và Anh tại LHQ nhấn mạnh quy chế cuối cùng của Jerusalem chỉ nên được quyết định thông qua các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine.
Vì vậy, chỉ có Mỹ sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn dự thảo nghị quyết trở thành nghị quyết trong khi 14 thành viên còn lại đều bỏ phiếu thuận, trong đó có nhiều đồng minh quan trọng của Washington như Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản và Ukraine. Kết quả bỏ phiếu lần này không có tác động ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của Jerusalem, song cho thấy sự cô lập của Mỹ tại HĐBA LHQ. Điều này có thể gây ra tình cảm xấu của người Palestine và thế giới Hồi giáo đối với Mỹ, đồng thời gây quan ngại cho các quốc gia đồng minh phương Tây. Theo CNN, các nhà lãnh đạo Palestine xem việc phủ quyết của Mỹ là bằng chứng nữa cho thấy Nhà Trắng không thể đóng vai trò khách quan trong bất kỳ tiến trình hòa bình nào giữa Israel và Palestine. Trước diễn biến này, Phó Đại sứ Nga tại LHQ Vladimir Safronkov khẳng định Nga sẵn sàng đóng vai trò hòa giải cho cuộc khủng hoảng Israel - Palestine.
Phản ứng mạnh từ các nước
Ai Cập, nước soạn thảo dự thảo, đã bày tỏ lấy làm tiếc trước việc HĐBA LHQ không thông qua nghị quyết, trong đó kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết Cairo đã lên tiếng thay mặt các nước Arab trình dự thảo nghị quyết lên án quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Bộ Ngoại giao Ai Cập cho rằng cuộc bỏ phiếu nêu trên là một biểu hiện cho “lương tâm” của cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao Ai Cập nói rằng sự ủng hộ áp đảo đối với bản nghị quyết này cho thấy cộng đồng quốc tế đều phản đối bất kỳ hành động nào nhằm mục đích làm thay đổi quy chế của Jerusalem hay tác động tiêu cực đến tương lai của tiến trình hòa bình Trung Đông. Các nước Arab trong LHQ sẽ họp bàn để đánh giá tình hình và xác định các bước tiếp theo nhằm bảo vệ quy chế của Jerusalem.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hoàn toàn “bị sốc” trước việc một nghị quyết của HĐBA LHQ kêu gọi rút lại tuyên bố của Mỹ (công nhận Jerusalem là thủ đô Israel) đã bị phủ quyết tại HĐBA. Tuyên bố của bộ trên nêu rõ việc Mỹ bỏ phiếu phủ quyết, trong khi 14 thành viên còn lại của HĐBA đều bỏ phiếu ủng hộ, cho thấy Washington một lần nữa đã “mất đi sự khách quan”. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc HĐBA LHQ bị “vô hiệu hóa” bởi kết quả bỏ phiếu là “không thể chấp nhận”.
Về phần mình, chính quyền Palestine đã chỉ trích việc Mỹ phủ quyết dự thảo nghị quyết HĐBA. Người phát ngôn của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, ông Nabil Abu Rudeina, cho rằng quyết định trên của Mỹ là “hành động không thể chấp nhận, đe dọa đến sự ổn định của cộng đồng quốc tế”. Ông Rudeina khẳng định cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực bảo vệ người dân Palestine.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngay lập tức đã gửi lời cảm ơn tới Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cũng như Tổng thống Mỹ Donald Trump.