Từ năm ngoái, ngành du lịch Đà Lạt đã không còn khái niệm mùa thấp điểm. Kể cả những tháng mưa dầm cuối hè đầu thu, du khách đến Đà Lạt vẫn tấp nập. Góp vai trò chính cho sự đông đúc bốn mùa ấy là du khách quốc tế, đặc biệt là sự có mặt của rất nhiều đoàn lớn du khách đến từ Trung Quốc. Khách đông, dịch vụ phục vụ du lịch cũng chuyên nghiệp hơn, các loại hình giải trí phục vụ du khách suốt 24 giờ ngày càng phong phú, đa dạng.
Chỉ tiếc là, Đà Lạt với hình ảnh rừng thông, mù sương, thiên nhiên hoang sơ, thời tiết se lạnh, ngày càng khó tìm hơn, bởi Đà Lạt ngày nay đã phát triển theo hướng đô thị du lịch công nghiệp hiện đại! Tiếc nuối tiếp theo, đó là người kinh doanh du lịch cũng… bắt tay nhau để chặt chém du khách, nhưng biến tướng tinh vi hơn. Trước đây, nhắc đến Đà Lạt là du khách sợ… cò! Nào cò mứt, cò vườn dâu, cò hàng quán… Giữa thời mạng xã hội phát triển rầm rộ, hiện tượng cò, những quán ăn chặt chém đều được đưa “lên sóng” để du khách không sa vào bẫy. Vì vậy, cò ở Đà Lạt và nạn chặt chém tuy vẫn còn nhưng đã ít hơn trước nhiều. Giờ đây, các nhà hàng, nhà nghỉ, các lò mứt, khu bán đồ lưu niệm “học” được ở các nước láng giềng nhiều chiêu kinh doanh tinh vi.
Một bác tài đã có thâm niên hơn 10 năm chuyên lái xe 7 chỗ phục vụ du khách cho một công ty du lịch ở Đà Lạt cho biết, tài xế nào cũng được mời chào và có hẳn một danh sách các nhà hàng, cửa hàng mỹ nghệ, điểm dừng chân - từ Đà Lạt, Nha Trang đến Đà Nẵng - có dịch vụ… thối tiền bồi dưỡng cho bác tài khi đưa khách đến. “Luật bồi dưỡng” được thống nhất rất rõ ràng, đó là cứ đếm đầu khách mà “lại quả”. “Chỉ cần đưa khách đến nhà hàng dùng bữa, cứ mỗi đầu khách tôi được nhà hàng bồi dưỡng 60.000 - 70.000 đồng/khách. Gần đây, Đà Lạt có những nhà hàng mới mở, do cạnh tranh đã tăng tiền bồi dưỡng cao hơn, 80.000 - 100.000 đồng/khách. Riêng các nhà hàng hải sản ở Đà Lạt, Nha Trang, bác tài được bồi dưỡng 100.000 - 120.000 đồng/khách”, tài xế N.V.D. tâm sự. Tại các điểm dừng chân, cửa hàng mỹ nghệ, tùy nơi, các bác tài được thối lại phần trăm trên hóa đơn mua của khách đoàn lớn; còn khách lẻ, tài xế được đóng một con dấu, cứ vài tháng, họ quy dấu ra tiền thưởng. Cách làm này, theo các bác tài, vừa xóa được hình ảnh chặt chém trong đầu du khách, vừa có thu nhập thêm cho nghề tài xế.
Còn với du khách thì sao? Chị H.Đ. - vừa cùng gia đình du lịch Đà Lạt vào tháng 2 vừa qua - nhận xét: “Tôi rất ngạc nhiên, sao giá cả ở TP du lịch nổi tiếng về sản xuất nông nghiệp này lại đắt đỏ hơn trước rất nhiều. Do tránh chặt chém, gia đình tôi chỉ đi ăn ở những quán ăn do tài xế giới thiệu. Ăn uống lịch sự, sạch sẽ, nhưng dù tiết kiệm, giá mỗi bữa cơm bình thường cũng không dưới 200.000 đồng/người/bữa, ngang với các nhà hàng lớn ở TPHCM. Thì ra họ thối lại cho tài xế nên cộng thêm giá thức ăn”.
Đà Lạt năm qua đón được hơn 6 triệu du khách. Với cách làm này, hình ảnh Đà Lạt chặt chém sẽ được xóa dần, nhưng thay vào đó là hình ảnh du lịch Việt Nam đắt đỏ! Giữa thời cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kiểu đổi mới này cũng cần xem lại.
Chỉ tiếc là, Đà Lạt với hình ảnh rừng thông, mù sương, thiên nhiên hoang sơ, thời tiết se lạnh, ngày càng khó tìm hơn, bởi Đà Lạt ngày nay đã phát triển theo hướng đô thị du lịch công nghiệp hiện đại! Tiếc nuối tiếp theo, đó là người kinh doanh du lịch cũng… bắt tay nhau để chặt chém du khách, nhưng biến tướng tinh vi hơn. Trước đây, nhắc đến Đà Lạt là du khách sợ… cò! Nào cò mứt, cò vườn dâu, cò hàng quán… Giữa thời mạng xã hội phát triển rầm rộ, hiện tượng cò, những quán ăn chặt chém đều được đưa “lên sóng” để du khách không sa vào bẫy. Vì vậy, cò ở Đà Lạt và nạn chặt chém tuy vẫn còn nhưng đã ít hơn trước nhiều. Giờ đây, các nhà hàng, nhà nghỉ, các lò mứt, khu bán đồ lưu niệm “học” được ở các nước láng giềng nhiều chiêu kinh doanh tinh vi.
Một bác tài đã có thâm niên hơn 10 năm chuyên lái xe 7 chỗ phục vụ du khách cho một công ty du lịch ở Đà Lạt cho biết, tài xế nào cũng được mời chào và có hẳn một danh sách các nhà hàng, cửa hàng mỹ nghệ, điểm dừng chân - từ Đà Lạt, Nha Trang đến Đà Nẵng - có dịch vụ… thối tiền bồi dưỡng cho bác tài khi đưa khách đến. “Luật bồi dưỡng” được thống nhất rất rõ ràng, đó là cứ đếm đầu khách mà “lại quả”. “Chỉ cần đưa khách đến nhà hàng dùng bữa, cứ mỗi đầu khách tôi được nhà hàng bồi dưỡng 60.000 - 70.000 đồng/khách. Gần đây, Đà Lạt có những nhà hàng mới mở, do cạnh tranh đã tăng tiền bồi dưỡng cao hơn, 80.000 - 100.000 đồng/khách. Riêng các nhà hàng hải sản ở Đà Lạt, Nha Trang, bác tài được bồi dưỡng 100.000 - 120.000 đồng/khách”, tài xế N.V.D. tâm sự. Tại các điểm dừng chân, cửa hàng mỹ nghệ, tùy nơi, các bác tài được thối lại phần trăm trên hóa đơn mua của khách đoàn lớn; còn khách lẻ, tài xế được đóng một con dấu, cứ vài tháng, họ quy dấu ra tiền thưởng. Cách làm này, theo các bác tài, vừa xóa được hình ảnh chặt chém trong đầu du khách, vừa có thu nhập thêm cho nghề tài xế.
Còn với du khách thì sao? Chị H.Đ. - vừa cùng gia đình du lịch Đà Lạt vào tháng 2 vừa qua - nhận xét: “Tôi rất ngạc nhiên, sao giá cả ở TP du lịch nổi tiếng về sản xuất nông nghiệp này lại đắt đỏ hơn trước rất nhiều. Do tránh chặt chém, gia đình tôi chỉ đi ăn ở những quán ăn do tài xế giới thiệu. Ăn uống lịch sự, sạch sẽ, nhưng dù tiết kiệm, giá mỗi bữa cơm bình thường cũng không dưới 200.000 đồng/người/bữa, ngang với các nhà hàng lớn ở TPHCM. Thì ra họ thối lại cho tài xế nên cộng thêm giá thức ăn”.
Đà Lạt năm qua đón được hơn 6 triệu du khách. Với cách làm này, hình ảnh Đà Lạt chặt chém sẽ được xóa dần, nhưng thay vào đó là hình ảnh du lịch Việt Nam đắt đỏ! Giữa thời cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kiểu đổi mới này cũng cần xem lại.