Theo báo cáo, ngành chức năng xác định tại lòng hồ có 6 hộ nuôi cá lồng. Đối tượng cá chết là diêu hồng và trắm cỏ với khoảng 72 tấn, thiệt hại ước tính khoảng 2 tỷ đồng. Còn cá trê nuôi lồng và cá tự nhiên không chết nên nhận định có thể trong nước không có độc tố.
Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cũng nhận định hiện tượng cá chết đột ngột do hàm lượng ôxy hòa tan thấp, cá bị ngạt. Bởi kết quả đo hàm lượng ôxy hòa tan các ngày 12 và 13-7 là dưới 4mg/lít, thấp hơn quy chuẩn là trên 4mg/lít. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do mực nước lòng hồ thủy điện xuống thấp, bên cạnh đó, mưa trong các ngày 11 và 12-7 kéo theo lượng bùn đất làm lòng hồ thu hẹp và nước đục.
Dù nhận định không có độc tố trong nước và cá chết do hàm lượng ô xy thấp nhưng Sở NN-PTNT cũng cho biết, để biết chính xác nguyên nhân cuối cùng, Sở TN-MT đã tiến hành lấy mẫu nước để phân tích, đánh giá. Dự kiến ngày 20-7 sẽ công bố kết quả các chỉ số môi trường trong nước.
Còn các hộ dân có cá chết thì nghi ngờ nguyên nhân cá chết là do nhà máy mì xả thải ra hồ. Khi liên hệ với nhà máy chế biến mì, đại diện nhà máy đã từ chối trả lời và nói “chờ kết quả của cơ quan chức năng”.
Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cũng nhận định hiện tượng cá chết đột ngột do hàm lượng ôxy hòa tan thấp, cá bị ngạt. Bởi kết quả đo hàm lượng ôxy hòa tan các ngày 12 và 13-7 là dưới 4mg/lít, thấp hơn quy chuẩn là trên 4mg/lít. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do mực nước lòng hồ thủy điện xuống thấp, bên cạnh đó, mưa trong các ngày 11 và 12-7 kéo theo lượng bùn đất làm lòng hồ thu hẹp và nước đục.
Dù nhận định không có độc tố trong nước và cá chết do hàm lượng ô xy thấp nhưng Sở NN-PTNT cũng cho biết, để biết chính xác nguyên nhân cuối cùng, Sở TN-MT đã tiến hành lấy mẫu nước để phân tích, đánh giá. Dự kiến ngày 20-7 sẽ công bố kết quả các chỉ số môi trường trong nước.
Còn các hộ dân có cá chết thì nghi ngờ nguyên nhân cá chết là do nhà máy mì xả thải ra hồ. Khi liên hệ với nhà máy chế biến mì, đại diện nhà máy đã từ chối trả lời và nói “chờ kết quả của cơ quan chức năng”.