Chiều 18-8, hòa cùng dòng người vào tham quan, chúng tôi bất chợt gặp một nhóm khách du lịch gồm 5 người Hàn Quốc đang tham quan lầu 1 của bảo tàng. Nơi đầu tiên họ bước vào là phòng Đấu tranh cách mạng (1930 - 1954).
Đến thẳng khu vực trưng bày lời và nhạc phổ bài hát Tiến quân ca, nhóm du khách dừng chân thật lâu, đánh vần từng chữ trong lời bài hát theo hướng dẫn viên đi cùng; 5 vị khách này không ai biết tiếng Việt. Anh Hyun - woo (đến từ Seoul) cho hay, anh cùng 4 người bạn vừa sang Việt Nam du lịch. Bảo tàng TPHCM là điểm ghé thăm đầu tiên khi đặt chân đến TPHCM. Ngoài câu “Xin chào!”, “Cảm ơn!”, “Tôi tên là…”, hai, ba câu trong bài hát Tiến quân ca là những câu tiếng Việt mà anh và nhóm bạn có thể nói theo. Họ được nghe hướng dẫn viên giải thích Tiến quân ca là bài hát do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác ngay trên đường phố Hà Nội trong những ngày Cách mạng Tháng Tám sục sôi, ghi dấu dân tộc Việt Nam vùng lên giành độc lập. Bài hát ngay sau đó trở thành Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do lãnh tụ Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau khi biết Tiến quân ca chính là Quốc ca của đất nước Việt Nam, một người trong số du khách Hàn Quốc liền đứng ra bắt nhịp cho cả nhóm du khách cùng nhau hát hai câu đầu: “Đoàn quân Việt Nam đi. Chung lòng cứu quốc...”.
Anh Hyun-woo bộc bạch: “Qua lời thuyết minh, chúng tôi không chỉ hiểu về ý nghĩa bài hát Tiến quân ca mà còn hiểu thêm về chặng đường lịch sử, về những gian khổ mà nhân dân Việt Nam trải qua. Các bạn cũng như chúng tôi, đều đổ máu xương đổi lấy độc lập, phát triển. Không chỉ khí thế trong bài Quốc ca, những hình ảnh, hiện vật ở đây đã tái hiện một phần lịch sử Cách mạng Tháng Tám khá sống động. Chúng tôi vô cùng cảm phục lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần quả cảm của dân tộc Việt Nam anh hùng”. Đứng gần Nhà thờ Đức Bà, TPHCM - quảng trường Norodom Sài Gòn năm 1945, một lần nữa, anh Huyn-woo cùng bạn bè hát vang đoạn đầu bài hát Tiến quân ca…
Giống nhóm khách Hàn Quốc, ông David John, cựu chiến binh Mỹ, từng tham gia chiến trường tại miền Nam Việt Nam trước năm 1973, chăm chú nhìn các hiện vật trưng bày trong phòng Đấu tranh cách mạng (1930 - 1945). Ngừng thật lâu ở khu vực trưng bày hình ảnh, hiện vật Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ông nhẩm lời bài hát Tiến quân ca.
Đến thẳng khu vực trưng bày lời và nhạc phổ bài hát Tiến quân ca, nhóm du khách dừng chân thật lâu, đánh vần từng chữ trong lời bài hát theo hướng dẫn viên đi cùng; 5 vị khách này không ai biết tiếng Việt. Anh Hyun - woo (đến từ Seoul) cho hay, anh cùng 4 người bạn vừa sang Việt Nam du lịch. Bảo tàng TPHCM là điểm ghé thăm đầu tiên khi đặt chân đến TPHCM. Ngoài câu “Xin chào!”, “Cảm ơn!”, “Tôi tên là…”, hai, ba câu trong bài hát Tiến quân ca là những câu tiếng Việt mà anh và nhóm bạn có thể nói theo. Họ được nghe hướng dẫn viên giải thích Tiến quân ca là bài hát do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác ngay trên đường phố Hà Nội trong những ngày Cách mạng Tháng Tám sục sôi, ghi dấu dân tộc Việt Nam vùng lên giành độc lập. Bài hát ngay sau đó trở thành Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do lãnh tụ Hồ Chí Minh đứng đầu. Sau khi biết Tiến quân ca chính là Quốc ca của đất nước Việt Nam, một người trong số du khách Hàn Quốc liền đứng ra bắt nhịp cho cả nhóm du khách cùng nhau hát hai câu đầu: “Đoàn quân Việt Nam đi. Chung lòng cứu quốc...”.
Anh Hyun-woo bộc bạch: “Qua lời thuyết minh, chúng tôi không chỉ hiểu về ý nghĩa bài hát Tiến quân ca mà còn hiểu thêm về chặng đường lịch sử, về những gian khổ mà nhân dân Việt Nam trải qua. Các bạn cũng như chúng tôi, đều đổ máu xương đổi lấy độc lập, phát triển. Không chỉ khí thế trong bài Quốc ca, những hình ảnh, hiện vật ở đây đã tái hiện một phần lịch sử Cách mạng Tháng Tám khá sống động. Chúng tôi vô cùng cảm phục lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần quả cảm của dân tộc Việt Nam anh hùng”. Đứng gần Nhà thờ Đức Bà, TPHCM - quảng trường Norodom Sài Gòn năm 1945, một lần nữa, anh Huyn-woo cùng bạn bè hát vang đoạn đầu bài hát Tiến quân ca…
Giống nhóm khách Hàn Quốc, ông David John, cựu chiến binh Mỹ, từng tham gia chiến trường tại miền Nam Việt Nam trước năm 1973, chăm chú nhìn các hiện vật trưng bày trong phòng Đấu tranh cách mạng (1930 - 1945). Ngừng thật lâu ở khu vực trưng bày hình ảnh, hiện vật Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ông nhẩm lời bài hát Tiến quân ca.
Ông cho biết, ngày trước ông có biết chút ít đến Quốc ca “phía bên kia”. Sau hơn 40 năm trở lại Việt Nam, đến tham quan một số bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng TPHCM, ông hiểu tường tận hơn về ý nghĩa từng chữ, từng câu trong bài hát. Ông nhận xét: “Dù không thể hiểu sát nghĩa tiếng Việt nhưng mỗi lần nghe các bạn hát vang Quốc ca của đất nước mình, tôi mường tượng ra khí thế hào hùng cách mạng mà các bạn luôn tự hào mỗi khi nhắc đến. Đến nay, chúng tôi phần nào thấu hiểu dân tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân tộc”.
Rất nhiều khách tham quan người Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu sau khi đọc, nghe về ý nghĩa lịch sử những hình ảnh, hiện vật, khung cảnh trong phòng trưng bày đều muốn học thuộc, dù chỉ là một, hai câu trong bài hát Tiến quân ca.