Đến ngày 5-11, lực lượng chức năng ở tỉnh Phú Yên đã triển khai di dời 4.050 người dân có ô lồng/bè trên các đầm vịnh, ven sông, biển. Ngoài ra, Phú Yên chủ động sơ tán gần 3.000 người dân ở vùng xung yếu, nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, địa phương vẫn duy trì, tập trung chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ. Nếu bão đổ bộ, lượng mưa có thể sẽ rất lớn, nguy cơ gây ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất rất cao nên người dân không được lơ là.
Ông Thế đề nghị các ngư dân, người nuôi trồng thủy sản không được chủ quan.
Theo ông Quang, cơn bão số 10 được dự báo đang suy yếu, nhưng đơn vị vẫn chủ động thông báo đến các tàu thuyền lai vãng di chuyển đi tránh trú ở nơi khác. Một số tàu hàng vãng lai, được hướng dẫn di chuyển sâu vào đầm Thị Nại.
“Đến chiều nay, chúng tôi tiến hành cắt cầu cảng đề nghị các phương tiện vận tải biển cần dừng việc bốc dỡ hàng tại cảng Quy Nhơn”, ông Quang cho biết.
Theo ông Bùi Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), địa phương đã lập danh sách cảnh báo vùng nguy cơ sạt lở núi tại địa bàn.
Qua đó, xã Vĩnh Kim là địa phương có nguy cơ sạt lở núi cao, đặc biệt là thôn O3 và thôn Đắk Tra. Riêng tại thôn Đắk Tra có khoảng 20 hộ nằm trong diện có nguy cơ chịu ảnh hưởng nếu sạt lở núi xảy ra. Còn thôn O3 có 38 hộ nằm trong vùng bị ngập lụt khi có mưa lớn.
Tương tự, tại thôn Trà Cong (xã An Hòa, huyện An Lão, Bình Định), gần 200 hộ dân cũng đang sống dưới núi đá nguy có nguy cơ sạt lở. Hiện, chính quyền địa phương đang lên phương án cảnh báo, di dời dân.