Dự án điện “treo”, người dân gặp khó

Dự án “Xây dựng đường điện phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Tam Hà” (xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) được kỳ vọng sẽ giúp người dân phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, do không có trạm biến áp đấu nối nên nhiều năm nay dự án không có nguồn điện để hoạt động và trở thành dự án “treo”, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản của người dân.

Có mặt tại khu vực nuôi trồng thủy sản Hói Lỗ (xã Kỳ Ninh), phóng viên Báo SGGP ghi nhận hàng chục cột điện và đường dây điện của Dự án “Xây dựng đường điện phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Tam Hà” đã được đầu tư xây dựng trên các bờ đê hồ nuôi trồng thủy sản nhưng bị bỏ hoang, lãng phí.

Một số dây điện bị sa võng; cột điện, tủ điện có dấu hiệu xuống cấp, nguy cơ mất an toàn. Bên cạnh đó có nhiều thiết bị máy móc, guồng đảo nước, quạt khí, máy bơm… được người dân mua về để chờ điện từ nhiều năm nay cũng bị bỏ không, bắt đầu hoen gỉ.

Ông Đặng Công Dũng (sinh năm 1970, trú thôn Hải Hà) vừa sở hữu hơn 5.000m2 mặt hồ nuôi tôm thẻ chân trắng và cua, vừa là Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng thủy sản Tam Hà. Ông cho biết, dự án này do UBND xã Kỳ Ninh làm chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2020 nhằm cung cấp điện lưới cho các hộ nuôi trồng của HTX nuôi trồng thủy sản Tam Hà.

Năm 2021, dự án đã xây dựng xong hạng mục 63 cột điện đơn, cột điện đôi và kéo 2km đường dây điện nhưng không có trạm biến áp để đấu nối. Từ đó đến nay, dự án này trở thành dự án “treo”, không chỉ gây lãng phí nguồn vốn đầu tư mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản của người dân ở 3 thôn Tam Hải 1, Tam Hải 2, Hải Hà của xã Kỳ Ninh.

N4a.jpg
Ông Đặng Công Dũng xót xa bên máy móc phục vụ nuôi trồng thủy sản bị bỏ không, hư hỏng do không có điện sử dụng

Theo ông Đặng Công Dũng, trước đây, tại khu vực Hói Lỗ có 36 hộ dân tham gia sản xuất nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích khoảng 33ha, nay chỉ còn lại 26 hộ dân. Trong số này, chỉ có 5 hộ ở gần khu dân cư khoảng 500m nên kéo được nguồn điện sinh hoạt từ thôn Tam Hải 1 để sử dụng, nhưng công suất cũng không đảm bảo; còn các hộ khác phải sử dụng máy nổ chạy bằng dầu để sản xuất nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển sang nuôi quảng canh.

Việc không có điện lưới để sử dụng đã làm tăng chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng nên nhiều hộ phải chấp nhận bỏ hoang diện tích hồ sản xuất cho cỏ dại mọc; thiết bị, máy móc bị hư hỏng, xuống cấp...

Là một trong những hộ nuôi trồng thủy sản tại khu vực Hói Lỗ, ông Nguyễn Văn Đèo (sinh năm 1960, trú thôn Hải Hà), cho hay, gia đình có 1ha mặt hồ nuôi tôm thẻ chân trắng và cua. Năm 2020, khi nghe tin có dự án xây dựng đường điện về khu nuôi trồng thủy sản, các hộ dân đều vui mừng vì nghĩ rằng nếu có điện thì sẽ rất thuận lợi để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất nuôi trồng thủy sản, giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, sau nhiều năm mỏi mòn chờ đợi, dự án nói trên vẫn là dự án “treo” khiến người dân bức xúc.

Ông Phan Công Thoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh, thông tin, trước đây, khi triển khai dự án, xã dự định sẽ đấu nối nguồn điện với trạm biến áp tại Khu di tích đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

Tuy nhiên, trạm biến áp này có công suất 250kVA vừa phục vụ điện thắp sáng cho khu di tích, các hộ dân lân cận vừa phục vụ điện cao áp dọc tuyến đê biển; nếu đấu nối thêm nguồn điện phục vụ cho khu vực nuôi trồng thủy sản Hói Lỗ sẽ rất khó đảm bảo đủ tải. Địa phương và người dân đã nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng trạm biến áp mới hoặc nâng cấp trạm biến áp tại khu di tích để đấu nối nguồn điện nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Sau khi đăng bài “Làm mới vỉa hè, "bức tử" cây xanh”, Báo SGGP đã nhận được phản ánh của người dân ở phường 13, quận 5, TPHCM về việc đơn vị thi công cải tạo Công viên Thăng Long đã đốn hạ nhiều cây xanh.

Vụ “Cấp giấy phép xây dựng nhà… trên đường”: Tháo dỡ toàn bộ công trình cột, kèo sắt lấn chiếm đường

Vụ “Cấp giấy phép xây dựng nhà… trên đường”: Tháo dỡ toàn bộ công trình cột, kèo sắt lấn chiếm đường

Báo SGGP ngày 14-2-2025 có đăng bài “Cấp giấy phép xây dựng nhà… trên đường”, nêu phản ánh của bà Trịnh Thị Gái (ở số 22/10/17, đường Bùi Công Trừng, ấp 21, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn). Gia đình bà Gái đã hiến đất mở đường phục vụ công tác bố trí tái định cư của địa phương, nhưng chính quyền cấp giấy phép xây dựng nhà trên đường. Bà Trịnh Thị Gái bức xúc, đã xây dựng hàng rào trên đường, gây khó khăn cho việc lưu thông của người dân.

Thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam ở tỉnh Hà Tĩnh làm ảnh hưởng nhà dân: Nhiều hộ dân vẫn chưa đồng tình mức hỗ trợ

Thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam ở tỉnh Hà Tĩnh làm ảnh hưởng nhà dân: Nhiều hộ dân vẫn chưa đồng tình mức hỗ trợ

Báo SGGP ngày 23-1-2025 có bài viết “Hà Tĩnh: Nhiều nhà dân cạnh dự án thi công đường bộ cao tốc Bắc - Nam bị nứt”, phản ánh hàng loạt hộ dân ở huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh lo lắng vì quá trình máy móc thi công lu, đầm liên tục tại dự án trên đã khiến nhà cửa, công trình phụ bị nứt.

Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công

Sớm gia hạn thời gian nộp hồ sơ người có công

Ông Nguyễn Văn Minh (ngụ tại 97 đường số 9, phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TPHCM), gọi điện đến Đường dây nóng Báo SGGP phản ánh: là cựu chiến binh, chúng tôi rất vui khi biết trong dịp lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), TPHCM tặng quà cho người có công, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương.

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía

Khu nội trú bỏ hoang giữa đồng mía

Nhiều người dân ở khu phố 6 (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) phản ánh đến Báo SGGP về công trình nội trú của học sinh, giáo viên ở huyện này bị bỏ hoang gần 10 năm qua. Trong khi cả khu đất rộng gần 1,4ha được chuyển đổi sang trồng mía, khu nội trú cao 3 tầng, gồm 24 căn phòng nằm lẻ loi giữa đồng mía.

Đường ven biển Hà Tĩnh xuống cấp nặng

Đường ven biển Hà Tĩnh xuống cấp nặng

Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh có chiều dài khoảng 120km, đi qua 6 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh, được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Đây là một trong những tuyến giao thông trục dọc của Hà Tĩnh, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Rạch Ruột Ngựa đã bị bồi lấp

Rạch Ruột Ngựa đã bị bồi lấp

Rạch Ruột Ngựa (khu phố 32, phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TPHCM) có chức năng tiêu thoát nước cho các khu dân cư thuộc phường Phước Long B, nhưng đã bị san lấp trái phép, khiến tình trạng ngập nước mỗi khi trời mưa càng trầm trọng.

Sống thấp thỏm bên bờ sông sạt lở

Sống thấp thỏm bên bờ sông sạt lở

Nhiều năm nay, kè của tuyến đê Hữu Nghèn bên sông Vách Nam ở xã Thạch Long (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), bờ sông Trà Bồng ở xã Bình Trung (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) và bờ sông Vĩnh Định ở xã Hải Hưng (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp đường dân sinh, nhà cửa. Tuy nhiên, đến nay các vị trí sạt lở vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa khiến người dân lo lắng, bất an.

Thủ tục làm thẻ căn cước khi không còn công an cấp huyện

Thủ tục làm thẻ căn cước khi không còn công an cấp huyện

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương từ ngày 1-3 chuyển toàn bộ chức năng cấp căn cước công dân của công an cấp huyện về công an cấp xã. Việc này dựa trên nguyên tắc: các địa phương sẽ lựa chọn địa điểm phù hợp, thuận tiện cho người dân để tổ chức cấp căn cước.

Trung tâm dạy nghề bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề bỏ hoang

Dự án Trung tâm Dạy nghề huyện Hương Khê được triển khai từ tháng 4-2011; đến tháng 6-2014, UBND huyện Hương Khê đã bàn giao dự án cho Trung tâm Hướng nghiệp và đào tạo nghề huyện Hương Khê tiếp nhận khai thác và quản lý, vận hành. Dự án có tổng diện tích sử dụng đất là 35.700m², tổng mức đầu tư 39,281 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư trái phiếu chính phủ và các nguồn hợp pháp khác.

Vụ thi công nâng cấp quốc lộ 8A (tỉnh Hà Tĩnh) làm nứt nhà dân: Đề nghị thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân

Vụ thi công nâng cấp quốc lộ 8A (tỉnh Hà Tĩnh) làm nứt nhà dân: Đề nghị thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân

Ngày 25-2, ông Hoàng Văn Thư, Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, hơn 100 hộ dân trên địa bàn có nhà cửa, công trình kiến trúc bị hư hỏng, thiệt hại do ảnh hưởng trong quá trình thi công Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8A đoạn Km37 - Km85+300, tỉnh Hà Tĩnh, vẫn chưa nhận được tiền bồi thường nên tiếp tục phản ánh lên xã, huyện.

Bình Định sớm thu hồi 5,3 tỷ đồng chi sai khi mở rộng quốc lộ 1A

Bình Định sớm thu hồi 5,3 tỷ đồng chi sai khi mở rộng quốc lộ 1A

Ngày 21-2, ông Phan Hữu Duy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) cho biết, đang kiện toàn lại các tổ công tác, tiếp tục vận động người dân để thu hồi lại số tiền 5,3 tỷ đồng chi sai trong đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án mở rộng quốc lộ 1A cách đây 7 năm.

Chợ tự phát lấn chiếm vỉa hè

Chợ tự phát lấn chiếm vỉa hè

Sàn thương mại điện tử đang dần thay thế cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, chợ truyền thống… Tuy nhiên, nhiều người giao hàng (shipper) lại lập điểm giao hàng, tạo ra “chợ chồm hổm” trên vỉa hè, không chỉ cản trở người đi đường mà còn làm mất mỹ quan đô thị.

Điểm trường thôn 6 của Trường Tiểu học xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum được người dân tận dụng để ở và làm nhà kho

Hàng loạt điểm trường ở Tây Nguyên bỏ hoang, xuống cấp

Bạn đọc phản ánh đến Đường dây nóng Báo SGGP về việc nhiều nơi ở Tây Nguyên, do không đủ số lượng nên học sinh các điểm trường lẻ chuyển về điểm trường chính học tập. Từ đó, các điểm trường lẻ không được sử dụng, bỏ hoang, lãng phí.