Mở lại đường dây nóng quân sự
Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-sung cho biết phía Triều Tiên đề xuất cử một phái đoàn gồm đoàn Ủy ban Olympic quốc gia, các vận động viên điền kinh, các đội biểu diễn nghệ thuật, một đội thi đấu taekwondo và các nhà báo tham dự Thế vận hội. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đề xuất tổ chức một cuộc họp trong tháng tới để nối lại hoạt động đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên; đồng ý tổ chức các cuộc đối thoại quân sự giữa 2 miền.
Sau cuộc hội đàm, Triều Tiên đã mở lại đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc. Bình Nhưỡng đã cắt kênh liên lạc này vào tháng 2-2016 để phản đối việc Seoul dừng hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong. Đường dây nóng quân sự trước đó được dùng để cung cấp cho Triều Tiên thông tin liên quan đến việc người Hàn Quốc di chuyển ra vào Kaesong.
Cùng ngày, Hàn Quốc cho biết sẽ cân nhắc việc tạm thời dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nếu như đây là điều cần thiết nhằm tạo điều kiện cho phái đoàn Bình Nhưỡng tham gia vào Thế vận hội tại PyeongChang. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Roh Kyu-deok nêu rõ Hàn Quốc sẽ cân nhắc vấn đề này cùng với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và các quốc gia liên quan khác. Trước đó, Hàn Quốc đã đơn phương cấm một số quan chức Triều Tiên nhập cảnh Hàn Quốc sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Mỹ, Nhật Bản thận trọng
Trong khi xúc tiến kế hoạch tổ chức đàm phán liên Triều, phía Hàn Quốc đã chuẩn bị kế hoạch thảo luận về giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên. Dự kiến, trong ngày 10 -1, Trưởng phái đoàn Hàn Quốc tham gia đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Lee Do- hoon sẽ có mặt tại Washington để thảo luận với giới chức Mỹ về cách giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Ông Lee Do-hoon sẽ gặp ông Joseph Yun, Đại diện đặc biệt về chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên, cùng những quan chức quan trọng khác liên quan đến vấn đề Triều Tiên. Dự kiến, ông Lee sẽ chia sẻ đánh giá của Seoul về tình hình bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh giới chức cao cấp 2 miền Triều Tiên tiến hành cuộc đàm phán đầu tiên sau hơn 2 năm. Tiến trình đàm phán 6 bên - gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ - đình trệ kể từ cuộc đàm phán gần nhất vào tháng 12-2008.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera đã có cuộc điện đàm thảo luận về việc gia tăng sức ép đối với Triều Tiên để buộc chính quyền Bình Nhưỡng thay đổi kế hoạch tăng tốc phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. Phía Mỹ và Nhật Bản vẫn tỏ ra thận trọng trước những kết quả chuyển biến trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi Chính phủ Hàn Quốc đã bày tỏ việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội tới sẽ giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và mối quan hệ liên Triều tốt đẹp hơn sẽ tạo điều kiện để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa Mỹ với Triều Tiên. Về viễn cảnh tươi sáng trong tương lai gần cho bán đảo Triều Tiên, giới quan sát cũng tỏ ra hoài nghi khi cho rằng những động thái gần đây của Bình Nhưỡng có thể chỉ nhằm mục tiêu trước mắt là Olympic, còn thiện chí thực sự của Triều Tiên chỉ thời gian mới có thể trả lời.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-sung cho biết phía Triều Tiên đề xuất cử một phái đoàn gồm đoàn Ủy ban Olympic quốc gia, các vận động viên điền kinh, các đội biểu diễn nghệ thuật, một đội thi đấu taekwondo và các nhà báo tham dự Thế vận hội. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đề xuất tổ chức một cuộc họp trong tháng tới để nối lại hoạt động đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên; đồng ý tổ chức các cuộc đối thoại quân sự giữa 2 miền.
Sau cuộc hội đàm, Triều Tiên đã mở lại đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc. Bình Nhưỡng đã cắt kênh liên lạc này vào tháng 2-2016 để phản đối việc Seoul dừng hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong. Đường dây nóng quân sự trước đó được dùng để cung cấp cho Triều Tiên thông tin liên quan đến việc người Hàn Quốc di chuyển ra vào Kaesong.
Cùng ngày, Hàn Quốc cho biết sẽ cân nhắc việc tạm thời dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nếu như đây là điều cần thiết nhằm tạo điều kiện cho phái đoàn Bình Nhưỡng tham gia vào Thế vận hội tại PyeongChang. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Roh Kyu-deok nêu rõ Hàn Quốc sẽ cân nhắc vấn đề này cùng với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và các quốc gia liên quan khác. Trước đó, Hàn Quốc đã đơn phương cấm một số quan chức Triều Tiên nhập cảnh Hàn Quốc sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Mỹ, Nhật Bản thận trọng
Trong khi xúc tiến kế hoạch tổ chức đàm phán liên Triều, phía Hàn Quốc đã chuẩn bị kế hoạch thảo luận về giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên. Dự kiến, trong ngày 10 -1, Trưởng phái đoàn Hàn Quốc tham gia đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Lee Do- hoon sẽ có mặt tại Washington để thảo luận với giới chức Mỹ về cách giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Ông Lee Do-hoon sẽ gặp ông Joseph Yun, Đại diện đặc biệt về chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên, cùng những quan chức quan trọng khác liên quan đến vấn đề Triều Tiên. Dự kiến, ông Lee sẽ chia sẻ đánh giá của Seoul về tình hình bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh giới chức cao cấp 2 miền Triều Tiên tiến hành cuộc đàm phán đầu tiên sau hơn 2 năm. Tiến trình đàm phán 6 bên - gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ - đình trệ kể từ cuộc đàm phán gần nhất vào tháng 12-2008.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera đã có cuộc điện đàm thảo luận về việc gia tăng sức ép đối với Triều Tiên để buộc chính quyền Bình Nhưỡng thay đổi kế hoạch tăng tốc phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. Phía Mỹ và Nhật Bản vẫn tỏ ra thận trọng trước những kết quả chuyển biến trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi Chính phủ Hàn Quốc đã bày tỏ việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội tới sẽ giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và mối quan hệ liên Triều tốt đẹp hơn sẽ tạo điều kiện để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa Mỹ với Triều Tiên. Về viễn cảnh tươi sáng trong tương lai gần cho bán đảo Triều Tiên, giới quan sát cũng tỏ ra hoài nghi khi cho rằng những động thái gần đây của Bình Nhưỡng có thể chỉ nhằm mục tiêu trước mắt là Olympic, còn thiện chí thực sự của Triều Tiên chỉ thời gian mới có thể trả lời.