Chính sách tiền lương trong khu vực công còn mang nặng tính bình quân, chưa tạo được động lực để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Việc sử dụng mức lương cơ sở và hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Tiền lương cơ bản của khu vực công (còn gọi hành chính sự nghiệp) thấp hơn khu vực doanh nghiệp và chưa phải là nguồn thu nhập chính của nhiều người hưởng lương. Còn tại khu vực doanh nghiệp, tiền lương chưa phản ánh đúng quan hệ phân phối theo lao động trong nền kinh tế thị trường, chưa tạo được động lực nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Nhà nước còn can thiệp sâu vào quyền tự chủ tiền lương của doanh nghiệp nên chưa phát huy được tác dụng của cơ chế thương lượng, định đoạt tiền lương giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Lương hành chính sự nghiệp được trả theo hệ số nhân với mức lương cơ sở (sau nhiều lần điều chỉnh, hiện tại mới đang ở mức 1,3 triệu đồng). Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một cử nhân sau khi tốt nghiệp đại học bắt đầu đi làm có hệ số là 2,34 nhân với mức lương cơ sở, cộng thêm phụ cấp, trung bình mỗi tháng được 4 triệu đồng. Sau đó, cứ 3 năm sẽ được tăng lương một lần theo kiểu “đến hẹn lại lên”. Việc xét nâng lương cũng chỉ làm kiểu chiếu lệ nên hầu như ai cũng được tăng nếu không có vi phạm đáng kể. Mức tăng cũng “rất bèo”, chỉ thêm được 0,33 vào hệ số, tương đương với khoảng 400.000 đồng/tháng. Thế nên mới có tình trạng công chức, viên chức chỉ cần làm việc làng nhàng, đến hẹn lại được tăng lương (cào bằng) và tất nhiên, lương chẳng đủ sống. Để có thu nhập theo mặt bằng chung của xã hội, họ phải tìm mọi cách để “kiếm chác” thêm. Từ đó sinh ra chạy chức, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, vòi vĩnh dân… Một khi công chức, viên chức nhấp nhỏm, không chuyên tâm với công việc, hiệu quả làm việc sẽ rất thấp, cống hiến cho xã hội ít, không có tinh thần phục vụ nhân dân, thậm chí đẻ ra các tiêu cực, hệ lụy cho xã hội.
Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh phải tạo động lực nâng cao năng suất, chất lượng lao động, hiệu quả công việc thông qua cải cách chính sách tiền lương một cách cơ bản, thực sự tạo đột phá trong chế độ phân phối, tạo động lực cho người lao động và nền kinh tế nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Để đáp ứng mục tiêu này, hiện Chính phủ cùng các bộ có liên quan đã hoàn thiện 2 đề án về cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội trình Hội nghị Trung ương 7 để xem xét, nghiên cứu các giải pháp được đề xuất. Trong đó, nhiều điểm mới được kỳ vọng là xóa bỏ cách tính lương theo hệ số trong khu vực nhà nước, trả lương cho công chức, viên chức theo chức vụ, vị trí việc làm, khối lượng công việc chứ không bình quân, cào bằng. Một mặt, Nhà nước sẽ có giải pháp đưa mức lương của khu vực công tiệm cận với thu nhập của người lao động trong khu vực doanh nghiệp. Mặt khác, tính toán trả lương cho người lao động sao cho mức lương phải chiếm 70% tổng mức thu nhập để người lao động có thể sống được bằng lương, yên tâm hơn với công việc. Ngoài ra, có 30% là tiền phụ cấp thu hút, đãi ngộ và 10% từ quỹ lương (ngân sách) là tiền thưởng cho những lao động làm việc hiệu quả.
Như vậy là Nhà nước sẽ tìm giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là công chức, viên chức, để người lao động có động lực tăng năng suất, hiệu quả công việc. Nhưng người lao động cần biết là phải làm việc hiệu quả, cống hiến, thực sự chuyên tâm… mới được nhận mức lương cao. Không có chuyện làm việc làng nhàng, chất lượng và hiệu quả phục vụ kém lại được lãnh lương nhiều, trái quy luật kinh tế thị trường. Cải cách, nâng cao tiền lương, thu nhập cho người lao động phải gắn liền với các giải pháp cụ thể để kiểm soát và tạo động lực cho người lao động làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn. Có cơ chế thưởng - phạt rõ ràng, chính sách tuyển dụng đúng đắn, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng về nguồn nhân lực. Trong khu vực doanh nghiệp, Nhà nước có thể giảm sự can thiệp quá sâu vào quá trình thương lượng tiền lương giữa doanh nghiệp và người lao động nhưng phải đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động tốt hơn để doanh nghiệp phải trả mức lương xứng đáng nếu muốn giữ chân lao động.
Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh phải tạo động lực nâng cao năng suất, chất lượng lao động, hiệu quả công việc thông qua cải cách chính sách tiền lương một cách cơ bản, thực sự tạo đột phá trong chế độ phân phối, tạo động lực cho người lao động và nền kinh tế nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Để đáp ứng mục tiêu này, hiện Chính phủ cùng các bộ có liên quan đã hoàn thiện 2 đề án về cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội trình Hội nghị Trung ương 7 để xem xét, nghiên cứu các giải pháp được đề xuất. Trong đó, nhiều điểm mới được kỳ vọng là xóa bỏ cách tính lương theo hệ số trong khu vực nhà nước, trả lương cho công chức, viên chức theo chức vụ, vị trí việc làm, khối lượng công việc chứ không bình quân, cào bằng. Một mặt, Nhà nước sẽ có giải pháp đưa mức lương của khu vực công tiệm cận với thu nhập của người lao động trong khu vực doanh nghiệp. Mặt khác, tính toán trả lương cho người lao động sao cho mức lương phải chiếm 70% tổng mức thu nhập để người lao động có thể sống được bằng lương, yên tâm hơn với công việc. Ngoài ra, có 30% là tiền phụ cấp thu hút, đãi ngộ và 10% từ quỹ lương (ngân sách) là tiền thưởng cho những lao động làm việc hiệu quả.
Như vậy là Nhà nước sẽ tìm giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là công chức, viên chức, để người lao động có động lực tăng năng suất, hiệu quả công việc. Nhưng người lao động cần biết là phải làm việc hiệu quả, cống hiến, thực sự chuyên tâm… mới được nhận mức lương cao. Không có chuyện làm việc làng nhàng, chất lượng và hiệu quả phục vụ kém lại được lãnh lương nhiều, trái quy luật kinh tế thị trường. Cải cách, nâng cao tiền lương, thu nhập cho người lao động phải gắn liền với các giải pháp cụ thể để kiểm soát và tạo động lực cho người lao động làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn. Có cơ chế thưởng - phạt rõ ràng, chính sách tuyển dụng đúng đắn, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng về nguồn nhân lực. Trong khu vực doanh nghiệp, Nhà nước có thể giảm sự can thiệp quá sâu vào quá trình thương lượng tiền lương giữa doanh nghiệp và người lao động nhưng phải đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động tốt hơn để doanh nghiệp phải trả mức lương xứng đáng nếu muốn giữ chân lao động.