Đã không còn sự bao cấp - sự đảm bảo chắc chắn cho đứa con tinh thần từ lúc thai nghén đến khi thành hình hài - họ vật vã đi tìm con đường hợp nhất hai nhánh doanh thu và nghệ thuật và gần như tuyệt vọng khi phát hiện chỉ được chọn một trong hai, hoặc có nghệ thuật nhưng không có tiền hoặc có tiền nhưng phi nghệ thuật. Khổ nỗi trong tâm khảm, họ vốn dĩ nhạy cảm với hai chữ “kim tiền” nên thà “ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch” vẫn nhất quyết đeo bám cái giấc mơ kiểu Xuân Diệu “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”.
Nhưng thị trường là thị trường. Không có tiền, tức không có doanh thu thì tiêu chí nghệ thuật cũng “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Và điều đó thấy rõ nhất qua vẻ mặt lo lắng, thất thần của Hồng Ánh trong buổi chiếu ra mắt bộ phim đầu tay do chị làm đạo diễn, bộ phim Đảo của dân ngụ cư tại cụm rạp BHD TPHCM. Cũng dễ hiểu vì tác phẩm nghệ thuật này đã hút hết tinh lực của người phụ nữ có má lúm đồng tiền dễ thương và đôi mắt đẹp não nề: Hơn 10 năm thai nghén từ lúc mua bản quyền truyện ngắn, làm kịch bản chuyển thể, chờ giấy phép, huy động vốn đầu tư… và thêm 13 tháng quay ròng rã.
Những tràng pháo tay hồi lâu sau 100 phút trình chiếu cũng chỉ làm vơi bớt nỗi lo về sự đón nhận ngày mai của công chúng yêu điện ảnh. Và nói thế để thấy “nghề” và “nghiệp” thật sự là gánh nặng với những cái “sợ” vô cớ cứ ám ảnh khôn nguôi những con người ngụ cư trong “đảo” của nghệ thuật. Hồng Ánh đã phải đi đường vòng khi mang phim đi dự thi ở một cuộc thi quốc tế tầm khu vực và thành công vang dội với 3 giải thưởng cho phim hay nhất, diễn viên chính xuất sắc nhất, quay phim xuất sắc nhất, điều chưa có tiền lệ của điện ảnh Việt. Sau đó phim được chiếu ra mắt ở Liên hoan phim Cannes, ở Tây Ban Nha với sự đón nhận tích cực và quay trở về “quê cha đất mẹ” trong sự dè dặt của nhiều cái “lỡ” không lường trước, trong đó cái “lỡ” dở nhất là tâm lý “bụt chùa nhà không thiêng”.
Và cứ phải Tây khen thì Ta mới chịu, mới bớt đi những đàm tiếu, thị phi trong dư luận, kể cả trong giới làm nghề. Phải nói “Đảo của dân ngụ cư” không phải là phim dễ xem, với đầy ẩn dụ về tính cách người Việt có sự ngột ngạt, u ám nhưng đầy khát vọng “vươn ra biển lớn”. Bối cảnh chỉ gọn trong ngôi nhà cổ tuyệt đẹp ở Hội An có giếng nước, có khoảng sân nhỏ nhìn thấu trời xanh, xa xa là biển xanh vẫy gọi… Và tiếng dê kêu be be trong phim dường như là âm vọng của số phận con người. Về hình ảnh và âm thanh thì đúng là tuyệt mỹ, đúng chất điện ảnh. Nhưng doanh thu của phim vẫn là dấu hỏi lớn khi biết rằng ngay cả phim đoạt giải Oscar cũng rất kén người xem. Đó là cái khổ của “nghệ thuật vị nghệ thuật” nếu biết rằng ở ngay những nước phát triển như châu Âu cũng có vấn đề lớn với nghệ thuật. Từng có nền điện ảnh cực hưng thịnh vào những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước nhưng giờ họ cũng suy tàn trước sự bành trướng của điện ảnh Mỹ. Mặc dù có sự hỗ trợ lớn của Nhà nước, rồi đủ loại quỹ tư nhân tài trợ để ai cũng có quyền thực hiện các dự án điện ảnh, nhưng xem ra tất cả vẫn vô vọng trước các bom tấn Hollywood giải trí đơn thuần với cốt truyện dễ hiểu, dễ xem, dễ tiếp nhận và xem xong… khỏi phải lăn tăn suy nghĩ thông điệp gì gửi gắm trong phim. Cũng phải nói rằng người Mỹ đã thành công với cách tiếp cận “gu” thẩm mỹ của công chúng điện ảnh thời nay và mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của siêu cường này không phải là ngũ cốc hay sắt thép mà chính là sản phẩm nghe - nhìn.
Phải chăng đã vắng bóng loại người mê nghệ thuật đúng nghĩa nghệ thuật? Thật khó nói nhưng đúng là họ giờ ở phe thiểu số và sự thành bại của bất cứ sản phẩm nghệ thuật từ phim ảnh, đến sách, nhạc… phụ thuộc vào đà tăng dân số từ họ - người cuồng nghệ thuật. Trước đây Nguyễn Hoàng Điệp với Đập cánh giữa không trung và giờ là Hồng Ánh với Đảo của dân ngụ cư đều có quyền mơ sự đánh giá nghiêm túc từ khán giả thể hiện qua vé bán, qua doanh thu, tức là tiền để làm nghệ thuật, để nuôi ước mơ nghệ thuật. Song thật khó để có được một lớp công chúng mới “vừa hồng, vừa chuyên” nếu biết lỗ hổng thưởng thức nghệ thuật không thể lấp đầy ngày một ngày hai. Điện ảnh là tấm card visit hoàn hảo nhất để giới thiệu một đất nước. Trước đây khi Liên Xô và Mỹ lần đầu gặp nhau ở cấp nguyên thủ vào năm 1985, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Reagan đã xem đi xem lại 8 lần bộ phim Moskva không tin vào những giọt nước mắt - một bộ phim diễm tình từng đoạt giải Oscar phim nước ngoài hay nhất - để hiểu thêm về sự bí ẩn của tâm hồn Nga. Bởi vậy cũng hy vọng một ngày đẹp trời nào đó, một bộ phim Việt sẽ được trình chiếu nhiều lần để một vị nguyên thủ nước ngoài hiểu hơn tâm hồn Việt, bản sắc Việt. Và điều đó phụ thuộc vào tài năng của giới làm phim Việt, vào sự ủng hộ của khán giả Việt trên sân nhà.
Nhưng thị trường là thị trường. Không có tiền, tức không có doanh thu thì tiêu chí nghệ thuật cũng “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Và điều đó thấy rõ nhất qua vẻ mặt lo lắng, thất thần của Hồng Ánh trong buổi chiếu ra mắt bộ phim đầu tay do chị làm đạo diễn, bộ phim Đảo của dân ngụ cư tại cụm rạp BHD TPHCM. Cũng dễ hiểu vì tác phẩm nghệ thuật này đã hút hết tinh lực của người phụ nữ có má lúm đồng tiền dễ thương và đôi mắt đẹp não nề: Hơn 10 năm thai nghén từ lúc mua bản quyền truyện ngắn, làm kịch bản chuyển thể, chờ giấy phép, huy động vốn đầu tư… và thêm 13 tháng quay ròng rã.
Những tràng pháo tay hồi lâu sau 100 phút trình chiếu cũng chỉ làm vơi bớt nỗi lo về sự đón nhận ngày mai của công chúng yêu điện ảnh. Và nói thế để thấy “nghề” và “nghiệp” thật sự là gánh nặng với những cái “sợ” vô cớ cứ ám ảnh khôn nguôi những con người ngụ cư trong “đảo” của nghệ thuật. Hồng Ánh đã phải đi đường vòng khi mang phim đi dự thi ở một cuộc thi quốc tế tầm khu vực và thành công vang dội với 3 giải thưởng cho phim hay nhất, diễn viên chính xuất sắc nhất, quay phim xuất sắc nhất, điều chưa có tiền lệ của điện ảnh Việt. Sau đó phim được chiếu ra mắt ở Liên hoan phim Cannes, ở Tây Ban Nha với sự đón nhận tích cực và quay trở về “quê cha đất mẹ” trong sự dè dặt của nhiều cái “lỡ” không lường trước, trong đó cái “lỡ” dở nhất là tâm lý “bụt chùa nhà không thiêng”.
Và cứ phải Tây khen thì Ta mới chịu, mới bớt đi những đàm tiếu, thị phi trong dư luận, kể cả trong giới làm nghề. Phải nói “Đảo của dân ngụ cư” không phải là phim dễ xem, với đầy ẩn dụ về tính cách người Việt có sự ngột ngạt, u ám nhưng đầy khát vọng “vươn ra biển lớn”. Bối cảnh chỉ gọn trong ngôi nhà cổ tuyệt đẹp ở Hội An có giếng nước, có khoảng sân nhỏ nhìn thấu trời xanh, xa xa là biển xanh vẫy gọi… Và tiếng dê kêu be be trong phim dường như là âm vọng của số phận con người. Về hình ảnh và âm thanh thì đúng là tuyệt mỹ, đúng chất điện ảnh. Nhưng doanh thu của phim vẫn là dấu hỏi lớn khi biết rằng ngay cả phim đoạt giải Oscar cũng rất kén người xem. Đó là cái khổ của “nghệ thuật vị nghệ thuật” nếu biết rằng ở ngay những nước phát triển như châu Âu cũng có vấn đề lớn với nghệ thuật. Từng có nền điện ảnh cực hưng thịnh vào những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước nhưng giờ họ cũng suy tàn trước sự bành trướng của điện ảnh Mỹ. Mặc dù có sự hỗ trợ lớn của Nhà nước, rồi đủ loại quỹ tư nhân tài trợ để ai cũng có quyền thực hiện các dự án điện ảnh, nhưng xem ra tất cả vẫn vô vọng trước các bom tấn Hollywood giải trí đơn thuần với cốt truyện dễ hiểu, dễ xem, dễ tiếp nhận và xem xong… khỏi phải lăn tăn suy nghĩ thông điệp gì gửi gắm trong phim. Cũng phải nói rằng người Mỹ đã thành công với cách tiếp cận “gu” thẩm mỹ của công chúng điện ảnh thời nay và mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của siêu cường này không phải là ngũ cốc hay sắt thép mà chính là sản phẩm nghe - nhìn.
Phải chăng đã vắng bóng loại người mê nghệ thuật đúng nghĩa nghệ thuật? Thật khó nói nhưng đúng là họ giờ ở phe thiểu số và sự thành bại của bất cứ sản phẩm nghệ thuật từ phim ảnh, đến sách, nhạc… phụ thuộc vào đà tăng dân số từ họ - người cuồng nghệ thuật. Trước đây Nguyễn Hoàng Điệp với Đập cánh giữa không trung và giờ là Hồng Ánh với Đảo của dân ngụ cư đều có quyền mơ sự đánh giá nghiêm túc từ khán giả thể hiện qua vé bán, qua doanh thu, tức là tiền để làm nghệ thuật, để nuôi ước mơ nghệ thuật. Song thật khó để có được một lớp công chúng mới “vừa hồng, vừa chuyên” nếu biết lỗ hổng thưởng thức nghệ thuật không thể lấp đầy ngày một ngày hai. Điện ảnh là tấm card visit hoàn hảo nhất để giới thiệu một đất nước. Trước đây khi Liên Xô và Mỹ lần đầu gặp nhau ở cấp nguyên thủ vào năm 1985, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Reagan đã xem đi xem lại 8 lần bộ phim Moskva không tin vào những giọt nước mắt - một bộ phim diễm tình từng đoạt giải Oscar phim nước ngoài hay nhất - để hiểu thêm về sự bí ẩn của tâm hồn Nga. Bởi vậy cũng hy vọng một ngày đẹp trời nào đó, một bộ phim Việt sẽ được trình chiếu nhiều lần để một vị nguyên thủ nước ngoài hiểu hơn tâm hồn Việt, bản sắc Việt. Và điều đó phụ thuộc vào tài năng của giới làm phim Việt, vào sự ủng hộ của khán giả Việt trên sân nhà.