Các nguồn vốn huy động gồm: vốn trung ương khoảng 223 tỷ đồng, từ ngân sách địa phương hơn 188,9 tỷ đồng, vốn lồng ghép hơn 529 tỷ đồng; huy động các doanh nghiệp 51 tỷ đồng; huy động từ cộng đồng dân cư và vốn khác khoảng 101 tỷ đồng…
Mục tiêu của tỉnh là duy trì các kết quả xã đạt chuẩn (trong đó các xã đạt chuẩn giai đoạn 2011 - 2015 phải hoàn thiện lại 19 tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới của giai đoạn 2016 - 2020), hướng đến xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Bên cạnh đó, xây dựng thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019; xây dựng huyện Tháp Mười đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 1,5%/năm, đưa tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,5%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế lên 85,8%. Tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, gắn xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh giải quyết việc làm và tăng cường chương trình xuất khẩu lao động nhằm nâng cao thu nhập cho người dân…
Trong năm 2018, Đồng Tháp cũng huy động hơn 1.489 tỷ đồng (chưa kể vốn tín dụng) đầu tư cho nông thôn mới; trong đó có 46 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.