Khác với người tiền nhiệm, ngay từ khi nhậm chức vào tháng 6 năm ngoái, ông Duterte đã nêu rõ chính sách ngoại giao sẽ hướng về Nga và Trung Quốc - hai quốc gia mà ông cho là có nhiều tiềm năng để hợp tác đầu tư thay vì củng cố liên minh Mỹ - Philippines. Trong chuyến thăm đến Nga, hai nước sẽ chú trọng thảo luận gia tăng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, du lịch, sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình và trao đổi văn hóa. Chuyến thăm dự đoán sẽ mở ra một thỏa thuận an ninh mới cũng như kết hợp quân sự sâu rộng hơn của Nga vào quốc gia Đông Nam Á này.
Dự kiến, Tổng thống Philippines sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận quan hệ song phương, trong đó tập trung vào các vấn đề đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Philippines và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao từ 41 năm trước. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất khiêm tốn với kim ngạch song phương năm 2016 chỉ đạt 226 triệu USD. Nông nghiệp được dự đoán là lĩnh vực hợp tác mà hai bên cùng quan tâm. Các nhà đầu tư Nga hiện đang chú trọng tới ngành nông nghiệp của Philippines. Trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN ở Lima cuối năm ngoái, Nga đã đồng ý tăng sản lượng nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Philippines từ mức 46 triệu USD lên 2,5 tỷ USD/năm. Giới phân tích cho rằng Philippines có thể trở thành trọng tâm trong mục tiêu thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) với ASEAN. Sự ủng hộ của Philippines, Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2017, đối với hiệp ước thương mại giữa EEU-ASEAN sẽ giúp Mátxcơva mở rộng tầm ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
Vài ngày trước khi đến Nga, Tổng thống Duterte đã bác khả năng mua vũ khí từ Mỹ với lý do Washington đặt ra quá nhiều điều kiện trong hợp tác. Tuyên bố này không gây ra quá nhiều bất ngờ bởi quan hệ hai bên vốn đã rơi vào trạng thái lạnh nhạt sau khi ông Duterte nhậm chức. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Philippines đã nhắm đến đối tác hợp tác mới trong thương vụ mua bán vũ khí là Nga. Trong nhiều năm qua, Philippines vốn phụ thuộc lớn vào đồng minh hiệp ước là Mỹ về vũ khí, tàu và máy bay.
Về phía Nga, Mátxcơva cho biết sẵn sàng trang bị cho Manila những khí tài quân sự công nghệ cao. Manila và Mátxcơva đã lên kế hoạch tăng cường sự hiện diện quốc phòng của hai nước thông qua việc mở các văn phòng tùy viên quốc phòng. Theo Trợ lý Ngoại trưởng Phlippines Maria Cleofe Natividad, điều này sẽ giúp củng cố quan hệ đối tác giữa hai nước trong việc tiếp cận các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống như chống khủng bố và buôn bán ma túy. Liên quan đến hoạt động chống khủng bố, một trong những mục tiêu của ông Duterte trong chuyến thăm này là thương vụ mua bom có thiết bị dẫn đường chính xác của Nga để chống phiến quân Hồi giáo ở miền Nam Philippines.
Trả lời truyền thông Nga về lý do xoay trục trước khi thực hiện chuyến công du, Tổng thống Duterte cho biết, xuất phát từ việc các nước phương Tây chỉ quan tâm đến việc nói nước đôi và bỏ qua lợi ích của Philippines. Ông Duterte khẳng định, cá nhân ông không chống lại Washington, nhưng Manila cần một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại để tách khỏi các lợi ích của Mỹ.
Dự kiến, Tổng thống Philippines sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận quan hệ song phương, trong đó tập trung vào các vấn đề đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Philippines và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao từ 41 năm trước. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất khiêm tốn với kim ngạch song phương năm 2016 chỉ đạt 226 triệu USD. Nông nghiệp được dự đoán là lĩnh vực hợp tác mà hai bên cùng quan tâm. Các nhà đầu tư Nga hiện đang chú trọng tới ngành nông nghiệp của Philippines. Trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN ở Lima cuối năm ngoái, Nga đã đồng ý tăng sản lượng nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp của Philippines từ mức 46 triệu USD lên 2,5 tỷ USD/năm. Giới phân tích cho rằng Philippines có thể trở thành trọng tâm trong mục tiêu thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) với ASEAN. Sự ủng hộ của Philippines, Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2017, đối với hiệp ước thương mại giữa EEU-ASEAN sẽ giúp Mátxcơva mở rộng tầm ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
Vài ngày trước khi đến Nga, Tổng thống Duterte đã bác khả năng mua vũ khí từ Mỹ với lý do Washington đặt ra quá nhiều điều kiện trong hợp tác. Tuyên bố này không gây ra quá nhiều bất ngờ bởi quan hệ hai bên vốn đã rơi vào trạng thái lạnh nhạt sau khi ông Duterte nhậm chức. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Philippines đã nhắm đến đối tác hợp tác mới trong thương vụ mua bán vũ khí là Nga. Trong nhiều năm qua, Philippines vốn phụ thuộc lớn vào đồng minh hiệp ước là Mỹ về vũ khí, tàu và máy bay.
Về phía Nga, Mátxcơva cho biết sẵn sàng trang bị cho Manila những khí tài quân sự công nghệ cao. Manila và Mátxcơva đã lên kế hoạch tăng cường sự hiện diện quốc phòng của hai nước thông qua việc mở các văn phòng tùy viên quốc phòng. Theo Trợ lý Ngoại trưởng Phlippines Maria Cleofe Natividad, điều này sẽ giúp củng cố quan hệ đối tác giữa hai nước trong việc tiếp cận các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống như chống khủng bố và buôn bán ma túy. Liên quan đến hoạt động chống khủng bố, một trong những mục tiêu của ông Duterte trong chuyến thăm này là thương vụ mua bom có thiết bị dẫn đường chính xác của Nga để chống phiến quân Hồi giáo ở miền Nam Philippines.
Trả lời truyền thông Nga về lý do xoay trục trước khi thực hiện chuyến công du, Tổng thống Duterte cho biết, xuất phát từ việc các nước phương Tây chỉ quan tâm đến việc nói nước đôi và bỏ qua lợi ích của Philippines. Ông Duterte khẳng định, cá nhân ông không chống lại Washington, nhưng Manila cần một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại để tách khỏi các lợi ích của Mỹ.