Ngày 14-8, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết vừa có chỉ đạo các bệnh viện: Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Đa khoa Thống Nhất, phòng Y tế TP Biên Hòa lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người dân và nhân viên phục vụ tại khu vực phong tỏa đường Hồ Văn Đại, phường Quang Vinh, TP Biên Hòa.
Lực lượng chức năng phong tỏa đường Hồ Văn Đại
Theo đó, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất - Đồng Nai trực tiếp lên kế hoạch thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm tại khu phong tỏa lúc 7 giờ sáng ngày 16-8 tại 3 phòng xét nghiệm và mỗi phòng thực hiện khoảng 200 mẫu.
Sau khi có kết quả, người dân và nhân viên phục vụ sẽ ký tên trong danh sách có đóng dấu của Trung tâm y tế TP Biên Hòa làm cơ sở để UBND TP Biên Hòa làm thủ tục kết thúc phong tỏa trong ngày 17-8.
Đường Hồ Văn Đại dài khoảng 400m, có 182 hộ dân với hơn 900 nhân khẩu đang sinh sống, trong đó có nhà của bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 595 và 669 từng dương tính với SARS-CoV-2 nhưng sau đó đều âm tính sau nhiều lần xét nghiệm.
Nhiều ngày qua, đường Hồ Văn Đại bị phong tỏa để chống dịch Covid-19
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cơ sở y tế trực thuộc phối hợp Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai bố trí cán bộ dẫn đường, hướng dẫn người dân làm xét nghiệm.
UBND tỉnh Đồng Nai cũng ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với chính quyền các địa phương xử phạt đối với các hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, vứt khẩu trang không đúng quy định từ 0 giờ ngày 14-8-2020.
Tự kỷ hiện nay đang trở thành căn bệnh đáng lo ngại với số ca mắc gia tăng trên toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em toàn cầu mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1%, nghĩa là cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD.
Ngày 2-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả thử nghiệm một số mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lý cho nam giới, do Công ty TNHH Dược phẩm quốc tế Bảo Ngọc (Hà Nội) chịu trách nhiệm phân phối và quản lý chất lượng.
Chiều 2-4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế Gia Lai về việc bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh, sau sự việc bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Hằng (Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, Gia Lai) bị hành hung khi đang trực cấp cứu vào tối 31-3.
Ngày 2-4, Sở Y tế TPHCM cho biết, Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn đang hình thành trung tâm điều trị đột quỵ chuyên sâu với sự hỗ trợ toàn diện của Bệnh viện Nhân dân 115.
Ngày 2-4, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân H.T. (38 tuổi, ngụ TPHCM) có khối u máu lớn 2cm trong vùng mũi xoang.
K.N. (14 tuổi) đột nhiên khó ngủ, la hét, khóc cười vô cớ và không nhận ra người nhà. Tại bệnh viện, em tự bóp cổ, cắn lưỡi làm chảy máu, gãy răng khiến bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để bảo đảm an toàn.
Bộ Y tế đề nghị 3 địa phương là TPHCM, Tiền Giang và Ninh Thuận phối hợp khẩn trương làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm vụ 6 du khách nghi bị ngộ độc khi uống một loại rượu ngâm trái cây.
Cả 6 bệnh nhân trong chùm ngộ độc rượu đều có nồng độ methanol cao vượt ngưỡng 100 mg/dL. Trong đó, bệnh nhân trẻ nhất đã tử vong sau thời gian điều trị tích cực.
Việc triển khai ứng dụng bệnh án điện tử (BAĐT) thay thế cho bệnh án giấy nằm trong chủ trương chuyển đổi số ngành y tế. Tuy nhiên, đến nay cả nước mới chỉ có 142/1.650 bệnh viện triển khai thành công, trong khi theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là tất cả bệnh viện phải triển khai BAĐT trước tháng 10-2025.
Sau khi uống khoảng 3 lít rượu trái cây, nhóm 6 người đồng loạt nhập viện cấp cứu vì đau bụng, nôn ói. Trong đó, một bệnh nhân trẻ nhất bị hôn mê, nghi tổn thương não.
Các bệnh viện phải tổ chức phân luồng, bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi; bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa truyền nhiễm, khoa nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng, bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn còn nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Răng hàm mặt thành phố.
Ngày 29-3, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.
Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.
Ngày 28-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở An toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM đề nghị khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - THCS Tuệ Đức (ở TP Thủ Đức, TPHCM) nghi bị ngộ độc thực phẩm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đánh giá rất cao sự chủ động của TPHCM khi kịp thời công bố dịch sởi vào ngày 27-8-2024. Đây là cơ sở pháp lý để hoạt động phòng chống dịch quyết liệt, mạnh mẽ hơn.
Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).
Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước.
Ngày 27-3, Sở Y tế tỉnh Thái Bình thông tin về ca mắc viêm màng não mô cầu đầu tiên ở địa phương trong năm 2025, đó là một nam thanh niên (17 tuổi, ở xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ) chưa từng tiêm vaccine ngừa viêm não.
Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, kéo theo nỗi lo về thực phẩm không an toàn, nhất là thịt gia súc, gia cầm. Xung quanh vấn đề này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Long (ảnh), Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) để làm rõ một số vấn đề mà dư luận và người tiêu dùng quan tâm.
Theo BS.CKI. Nguyễn Hoàng Lộc, Hệ Thống Y Tế Tim Mạch Tiểu Đường 315 chi nhánh Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12, TPHCM), người cao tuổi không thường xuyên khám sức khỏe sẽ khó kiểm soát những bệnh mạn tính từ giai đoạn đầu, lúc bệnh đang diễn biến âm thầm và đặc biệt tránh được những cơn đột quỵ có khả năng tiềm ẩn cao.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu